Nurse, Doctor, and Recruiter in Tầng 1 – Tòa nhà 21T1 (Cổng số 3) Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng – Phường Thanh Xuân Trung – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội – Việt Nam
Nurse, Doctor, and Recruiter in Tầng 1 – Tòa nhà 21T1 (Cổng số 3) Hapulico - 83 Vũ Trọng Phụng – Phường Thanh Xuân Trung – Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội – Việt Nam
Phòng xét nghiệm y khoa - Eurolab là địa chỉ tầm soát ung thư đại trực tràng uy tín sử dụng phương pháp xét nghiệm máu Epi proColon để sàng lọc cho kết quả chính xác và nhanh nhất.
Thống kê cho thấy, mỗi năm trung bình Việt Nam ghi nhận khoảng 15.229 ca ung thư vú, chiếm gần 21% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ giới. Điều trị ung thư vú hiện đã có bước tiến lớn về phương pháp điều trị, tuy nhiên yếu tố then chốt vẫn là việc điều trị khi ung thư ở giai đoạn sớm. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú đạt tới hơn 80%; ở giai đoạn hai, tỷ lệ này giảm xuống 60%; Ở giai đoạn ba, khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn bốn thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn. Do đó, các bác sĩ khuyên chị em phụ nữ nên chủ động tầm soát ung thư vú sớm, nhất là những người trên 40 tuổi để phát hiện kịp thời khi khối u còn nhỏ, tiên lượng điều trị tốt hơn.
Với mục tiêu phát triển kỹ thuật, hoàn thiện và nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị ung thư vú, vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã phối hợp cùng Bệnh viện K tổ chức chương trình Chuỗi sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Chẩn đoán và điều trị toàn diện ung thư vú giai đoạn sớm HR+HER2-”.
Tham dự Hội thảo có các chuyên gia tới từ Bệnh viện K:
– PGS.TSBS Nguyễn Tiến Quang – Trưởng khoa Điều trị A,
– Ths.BSCKII Tô Anh Dũng – Trưởng khoa Xạ 2,
– TS.BS Phạm Tuấn Anh – Phó trưởng Khoa Điều trị A,
– Ths.BS Hoàng Anh Dũng – Phó trưởng Khoa ngoại vú,
– BSNT Nông Thị Thuỳ Linh – Trung tâm Giải phẫu bệnh & Sinh học phân tử,
– TS.BS Lê Thị Yến – Phó trưởng khoa Nội 6,
– TS.BS Đào Văn Tú – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng, Trưởng Khoa Điều trị theo Yêu cầu Quán sứ,
– BS.CKII Nguyễn Văn Tùng – Khoa Nội 6,
– Ths.BS Đồng Chí Kiên – Phó Trưởng khoa Nội 5,
Cùng các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đang làm việc tại Trung tâm Ung bướu & Y học hạt nhân, Khoa Ngoại Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ, Khoa Ung bướu cơ sở An Đồng, Khoa Giải phẫu bệnh, Khoa Xét nghiệm đa khoa, Khoa Xét nghiệm cơ sở An Đồng.
Qua hội thảo trực tuyến, các cán bộ y tế Bệnh viện đã cập nhật được những kiến thức mới, phương pháp chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực Ung thư vú. Từ đó nâng cao được hiệu quả điều trị bệnh cũng như đem lại nhiều cơ hội bình phục cho người bệnh.
Dưới đây là một số hình ảnh được ghi lại:
(TS.BS Lê Thị Yến – Phó Trưởng khoa Nội 6, Bệnh viện K với bài giảng: Hoá trị trong giai đoạn tân bổ trợ và bổ trợ ung thư vú giai đoạn sớm)
(Ths.BS Đồng Chí Kiên – Phó Trưởng khoa Nội 5, Bệnh viện K với bài giảng: Cập nhật về điều trị nội tiết bổ trợ trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm có HR+ HER2- và những thách thức trong thực hành lâm sàng)
(BS.CKII Nguyễn Văn Tùng – Khoa Nội 6, Bệnh viện K với bài giảng: Vai trò của thuốc ức chế CDk4/6 trong ung thư vú giai đoạn sớm có HR+ HER2-)
(TS.BS Đào Văn Tú – Giám đốc TT Nghiên cứu lâm sàng, TK Điều trị theo Yêu cầu Quán sứ, Bệnh viện K với bài giảng: Cập nhật các dữ liệu nghiên cứu lâm sàng của thuốc ức chế CDK4/6 trong điều trị ung thư vú giai đoạn sớm có HR+ HER2-)
(Các y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp thảo luận sôi nổi cùng các bác sĩ Bệnh viện K trong buổi Hội thảo)
Cảm giác chếnh choáng qua đi, chị Kim Anh cũng nhanh lấy lại tinh thần để chiến đấu với bệnh tật.
Chị Kim Anh nói với chồng: "Em vẫn còn khoẻ, nhà mình có điều kiện tới đâu thì em chữa tới đó". Tuy nhiên, chồng chị quả quyết: "Em cứ yên tâm chữa bệnh, tốn kém mấy anh cũng lo được. Không có tiền anh sẽ bán nhà để điều trị bệnh cho em". Câu nói của chồng đã trở thành động lực mạnh mẽ để chị Kim Anh quyết tâm chiến đấu lại căn bệnh ung thư.
Chị Kim Anh hiện tại (Ảnh: NVCC)
Truyền 2 mũi hoá chất đầu tiên, chị Kim Anh đã gặp ngay tác dụng phụ. Chị bị nôn, mất vị giác, thức ăn cứ vào tới cổ là nôn, đi ngoài liên tục, loét hết hậu môn.
"Tôi đã nghĩ chắc mình không còn sức lực để vượt qua. Nhưng khi nhìn thấy sự tận tình của chồng tôi lại nhắc mình phải cố gắng đứng lên để chiến đấu với bệnh tật", chị Kim Anh nói.
Khi chị Kim Anh không ăn được, chồng chị động viên chị ăn từng chút một. Chị khó ngủ, chồng chị lại bóp tay, chân. Rồi các con, các em trong gia đình ai cũng ở bên cạnh chăm sóc, động viên chị.
Chị tham gia lớp học dinh dưỡng để biết cách chăm sóc cho mình. Chị Kim Anh cũng tự rút ra kinh nghiệm dù nôn nhưng vẫn phải ăn để bổ sung được dinh dưỡng cho cơ thể. Người khoẻ mạnh ăn 3 bữa/ngày, nhưng với chị Kim Anh, chị chia nhỏ bữa ăn thành 20-30 bữa/ngày.
Nhờ việc chia nhỏ bữa ăn, chị đã khoẻ và tỉnh táo lên nhiều. Chị Kim Anh chia sẻ với những người đồng bệnh rằng dinh dưỡng chiếm tới 50% cơ hội chiến thắng bạo bệnh.
Chị Kim Anh tâm sự: "Khi tinh thần vui vẻ, hóc môn hạnh phúc được tiết ra cũng giúp giảm đau. Nên đi viện tôi vẫn cười nhiều, không than vãn. Tôi cũng luôn tự mình đọc khẩu quyết: 'Tôi là người khoẻ mạnh, tôi sẽ chiến thắng bệnh tật, chắc chắn tôi sẽ thành công' để ám thị cho bản thân mình".
Trong suốt quá trình điều trị ung thư, chị Kim Anh luôn có sự sánh bước của chồng. Chồng chị cũng tham gia các lớp học kiến thức, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư để về chăm sóc cho vợ. "Anh là một người chồng tuyệt vời", chị Kim Anh nói.
Sau 14 mũi hoá chất và nâng cao sức đề kháng, sức khỏe của chị Kim Anh đã ổn định, khối u đã thu nhỏ lại từ 5cm còn 14mm. Bác sĩ điều trị vẫn nói chị là một kỳ tích và hiếm có một bệnh nhân điều trị ung thư nào lại lạc quan như chị.
Trong thời gian điều trị ung thư, chị Kim Anh còn tham gia cuộc thi "Tôi khoẻ đẹp hơn" và đã giành giải truyền cảm hứng. Chị Kim Anh tâm sự có bệnh thì phải điều trị, hãy tin tưởng vào y học hiện đại, bên cạnh đó cần phải tăng cường dinh dưỡng mới có sức vượt qua bệnh tật.
Cuối tháng 1/2023, chị Hoàng Kim Anh nhận kết quả mắc ung thư phổi giai đoạn 4. Khi bác sĩ báo tin, tai chị như ù đi, không tin vào sự thật bởi trước khi phát hiện bệnh, chị rất khoẻ. Nhiều người còn nói chị đúng là sức "trâu" mới đi diễn cả ngày được. Chị Kim Anh là ca sĩ tự do hát dòng nhạc dân ca.
Chị Kim Anh tâm sự vào cuối năm 2022, chị có đi khám sức khoẻ tổng quát, tất cả chỉ số đều ổn. Chỉ riêng phổi chị lại không chụp X-quang. Chị nghĩ mình khoẻ như thế này, giọng hát vẫn tốt chắc phổi cũng khoẻ.
Vào đầu tháng 1/2023 chị Kim Anh đôi khi thấy húng hắng ho. Tuy nhiên, chị nghĩ đó chỉ là ho do thời tiết và sẽ nhanh khỏi. Trước 2 ngày khi phải nhập viện, chị có tham gia diễn hội làng và gặp mưa nên tối về nhà có sốt. Chị cũng nghĩ đơn giản rằng mình bị nhiễm lạnh, viêm họng, chỉ cần uống thuốc sẽ khỏi.
"Tôi cẩn thận còn tới gặp bác sĩ gia đình để khám lại. Khi nghe phổi bác sĩ có nói tôi có thể đã bị viêm phổi và kê thuốc về uống. Ngày hôm sau tôi ho ra máu, sợ quá tôi gọi ngay cho bác sĩ gia đình và được tư vấn đi chụp X-quang phổi", chị Kim Anh kể lại.
Chị Kim Anh thời điểm điều trị bị rụng tóc (Ảnh: NVCC)
Chị Kim Anh tới bệnh viện gần nhà chụp X-quang phổi. Khi nhìn thấy hình ảnh, bác sĩ nói phải nhập viện ngay. Bác sĩ cũng nói với chị Kim Anh cần thông báo với người nhà đến trao đổi.
Ngay ngày hôm đó, chị Kim Anh có linh cảm phổi chị đang có vấn đề gì đó. Bác sĩ cũng nói với chị cần phải tới Bệnh viện Phổi Trung ương để khám chuyên sâu hơn.
Ngày 26/1, chị Kim Anh được nhập viện vào Bệnh viện K với chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4 đã có di căn. Chị có chỉ định truyền hoá chất.
"Khi nhận tin mắc ung thư từ bác sĩ tôi khá sốc. Tôi không nghĩ mình đang khoẻ mạnh như thế này lại có thể mắc ung thư. Nhiều người còn nói với tôi nên đi khám thêm ở bệnh viện khác vì có thể bị chẩn đoán nhầm. Chồng tôi khi biết tôi mắc ung thư còn khóc nức nở, không tin vào sự thật", chị Kim Anh chia sẻ.