Hitler Và Đức Quốc Xã

Hitler Và Đức Quốc Xã

Khi quân phát xít Đức chiếm đóng phần lớn châu Âu và Bắc Phi trong Thế chiến thứ hai, vàng, đồ tạo tác có giá trị và những bức tranh vô giá đã biến mất khỏi các lãnh thổ bị chinh phục, và nhiều kho báu trong số này vẫn bị mất tích cho đến ngày nay. Nhiều người cho rằng Đức Quốc xã đã giấu những kho báu này ở những địa điểm bí mật. Vàng bị Đức quốc xã đánh cắp và cất giấu có thực sự tồn tại?

Khi quân phát xít Đức chiếm đóng phần lớn châu Âu và Bắc Phi trong Thế chiến thứ hai, vàng, đồ tạo tác có giá trị và những bức tranh vô giá đã biến mất khỏi các lãnh thổ bị chinh phục, và nhiều kho báu trong số này vẫn bị mất tích cho đến ngày nay. Nhiều người cho rằng Đức Quốc xã đã giấu những kho báu này ở những địa điểm bí mật. Vàng bị Đức quốc xã đánh cắp và cất giấu có thực sự tồn tại?

Adolf Hitler phát biểu trước 80.000 công nhân tại Đức mừng Ngày Lao động năm 1936. Ảnh: AP

Chính sách tư nhân hóa – cấu kết giữa Đảng quốc xã với nhóm tư bản thân hữu

Về mặt hình thức, Đức chuyển quyền sở hữu nhà nước ở nhiều công ty, doanh nghiệp sang khu vực tư nhân. Nhưng thực chất quyền kiểm soát của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế được đảm bảo thông qua các quy định khác nhau. Các chủ tư nhân được quyền kiểm soát người lao động, chế độ việc làm và lương bổng. Chính phủ nhận được đóng góp từ 17 nhóm doanh nghiệp khác nhau. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ chính quyền Hitler trong thời kì chiến tranh và thu lợi từ việc đàn áp người Do Thái. Đó là biểu hiện rõ nét của việc câu kết giữa chính quyền và các tập đoàn lớn để bóc lột người dân.

Các công ty được chuyển giao thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như thép, khai mỏ, ngân hàng, nhà máy đóng tàu, đường tàu, đường sắt. Đảng Quốc xã lập ra một loạt tổ chức để thâu tóm những lợi ích mà trước đây thuộc người dân. Mặt trận Lao động Đức (Deutsche Arbeitsfront - DA) để giám sát việc đào tạo nghề hay kiểm tra tình trạng các nhà máy, điều kiện làm việc. Trước năm 1933, phúc lợi xã hội thuộc chính quyền địa phương, nhưng sau được chuyển giao một phần cho Tổ chức phúc lợi nhân dân xã hội chủ nghĩa quốc gia (Nationalsozialistische Volkswohlfahrt - NSV). Kinh phí của NSV lấy từ thu nhập của người lao động có việc làm và các khoản thu gần như bắt buộc từ nông dân, người sử dụng lao động và tầng lớp trung lưu.

Như vậy, chương trình tư nhân hóa của chính phủ Hitler thực chất là chuyển giao quyền lực và lợi ích của nhà nước, người dân sang các tổ chức của Đảng Quốc xã, làm lợi cho một nhóm tư bản phản động hiếu chiến.

Kế hoạch 4 năm (1936 – 1940) – quân sự hóa nền kinh tế

Kế hoạch 4 năm, được gọi là “Autarky”, là tổng hợp các biện pháp kinh tế được khởi xướng vào năm 1936, do Hermann Göring chịu trách nhiệm thực hiện với mục đích là cung cấp nguồn lực cho việc tái vũ trang và tự cung tự cấp trong giai đoạn 1936 - 1940. Kế hoạch hướng tới mục tiêu thay thế việc nhập khẩu các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, cao su, thép và kim loại hiếm bằng phương pháp sản xuất tổng hợp và khai thác hiệu quả các quặng chất lượng thấp hơn. Nó cũng chủ trương đẩy mạnh mở rộng “không gian sống” ở phía đông, tức xâm lược để cướp bóc lương thực và các tài nguyên thô.

Kế hoạch 4 năm ra đời khi Đức gặp khủng hoảng nông nghiệp, thiếu nguồn dự trữ nguyên nhiên liệu cần thiết để tái vũ trang và chuẩn bị chiến tranh. Đức cố gắng khắc phục bằng cách khai thác quặng sắt cấp thấp và thay thế dầu công nghiệp bằng các nhiên liệu tổng hợp nhưng không hiệu quả. Đức theo đuổi chính sách phát triển công nghiệp quân sự và không tập trung sản xuất hàng tiêu dùng, nên dẫn tới thiếu hụt nguồn cung cấp lương thực, dẫn tới nguy cơ lạm phát và buộc phải có một kế hoạch để điều chỉnh.

Kế hoạch 4 năm được chia làm ba giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu từ mùa thu năm 1936 đến mùa hè năm 1938, chủ yếu tập trung vào việc mở rộng cơ sở nguyên liệu thô, cải tiến kỹ thuật và cải cách nông nghiệp. Giai đoạn hai từ hè 1938 đến tháng 8-1939 và tập trung các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất và kim loại nhẹ, vật liệu trang bị vũ khí. Giai đoạn ba từ tháng 9-1939 đến năm 1940, nhưng thực tế kéo dài đến năm 1942, với vai trò chính của công nghiệp hóa chất, đặc biệt là IG Farben.

Kết quả phát xít hóa nền kinh tế Đức qua các chính sách trên

Những chính sách trên đầy tiêu cực, bất bình đẳng, phục vụ mục tiêu quân sự hóa, lợi ích của một nhóm nhỏ tư bản; đóng vai trò lớn trong việc giúp Hitler chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ Hai.

Số người không có việc làm đã giảm liên tục, từ 5,6 triệu năm 1932 xuống còn 2,7 triệu năm 1934. Đến năm 1939, chỉ còn 0,4 triệu người thất nghiệp trong danh sách của chính phủ. Tuy nhiên, chính sách việc làm này hướng tới mục tiêu chuẩn bị cho hoạt động tái vũ trang trong chính sách đối ngoại chứ không thực sự đem lại những lợi ích và quyền lợi cho người dân Đức. Những kết quả được “tổng kết” đó chưa hoàn toàn là con số thực về tình trạng lao động của nước Đức bởi việc gạt phụ nữ, người Do thái và một bộ phận dân nhập cư khác khỏi hệ thống lao động làm giảm tỉ lệ tính toán thất nghiệp, nhưng thực tế là đời sống của nhóm người này lại chịu ảnh hưởng nặng nề và không được cải thiện do mất việc làm.

Bên cạnh đó, chính sách “tư nhân hóa” của Đức quốc xã đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế nói chung và hoạt động tái vũ trang của Đức nói riêng. Chính sách này đã củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa chính phủ và các doanh nghiệp, giúp huy động thêm ngân sách, giảm chi tiêu của chính phủ để tập trung quân sự hóa. Tư nhân hóa cũng đem lại lợi ích cho nhóm tư bản đầu sỏ hỗ trợ những mục tiêu của Đức quốc xã. Nó đảm bảo vị thế kinh tế của chủ tư bản với mục đích nhằm vận động sự ủng hộ chính trị từ giới này cho sự cai trị và tồn tại của chính quyền quốc xã.

Ngoài ra, kế hoạch 4 năm góp phần chuẩn bị những điều kiện vật chất cần thiết cho Đức trước chiến tranh với một sức mạnh vượt trội so với các nước châu Âu tư bản khác. Từ 1936 đến 1938, sản lượng than tăng 18%, than cốc tăng 22%, nhôm tăng 70%, dầu mỏ tăng đến 63%. Đặc biệt, IG Farben được ưu tiên đầu tư để sản xuất xăng dầu tổng hợp với kết quả tăng 69% (1937-1939). Sợi nhân tạo được sản xuất để thay thế bông và len làm quân phục trong quân đội: Trong năm 1939 có tới 43% quân phục được làm từ sợi nhân tạo. Đến năm 1942, Xenluloza đã đạt 206% và thuốc nổ đạt 135% so với kế hoạch. Nhưng các sản phẩm chính khác trong kế hoạch như dầu mỏ, nhôm, cao su nhân tạo, đồ kim loại đều không đạt mục tiêu. Kết quả đó cho thấy dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tự cung tự cấp nguyên nhiên liệu, Đức vẫn chưa thoát khỏi sự phụ thuộc đối với nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu thô từ bên ngoài. Đến năm 1942, Đức mới có thể đảm bảo nhu cầu nguyên nhiên liệu chiến tranh bằng cách xâm lược, cướp đoạt từ các nước Đông Âu.

Quá trình phát xít hóa nền kinh tế mà Hitler và Đức quốc xã thực hiện trong giai đoạn 1933-1939 phản ánh sự thay đổi từng bước mục tiêu chiến lược về kinh tế, chính trị, đối ngoại của Hitler. Trong giai đoạn đầu, khi mà tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát tăng cao, Đức tập trung vào giải quyết việc làm, cung cấp “bánh mỳ” cho người dân dù điều kiện làm việc không được cải thiện để tạo ra cơ sở ủng hộ đối với chính phủ mới. Sang giai đoạn sau, khi Đức tổng động viên quân đội và tái vũ trang năm 1935 thì các chính sách hướng đến quân sự hóa.

Kế hoạch 4 năm được thực hiện để phục vụ tái vũ trang dưới sự lãnh đạo của tướng Hermann Göring. Chỉ trong vòng 7 năm ngắn ngủi, Đức đã có sự chuyển đổi khá nhanh chóng các chiến lược, chính sách. Nhưng cũng phải thấy rằng dù ban đầu chính sách kinh tế thiên về tạo việc làm, nhưng các ngành như xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp ô tô, hóa chất, luyện kim vẫn luôn được coi trọng vì đó là những ngành có thể dễ dàng chuyển sang mục tiêu quân sự.

Với chính sách phát xít hóa, kinh tế Đức tồn tại nhiều hạn chế, mâu thuẫn. Nền kinh tế phục hồi trong thời gian tương đối ngắn, và chưa thực sự có thể giúp Đức tự đứng vững trước những thách thức lớn. Sự khôi phục tưởng chừng là “phép màu”, nhưng lại hàm chứa nhiều yếu tố giả tạo, tiêu cực khi đời sống người dân bị bót nghẹt trong chế độ quân sự hóa. Việc Đức tiến hành chiến tranh xâm lược các nước Đông Âu và Liên Xô là một bước tiếp theo của quá trình phát xít hóa kinh tế.

TS TRẦN NGỌC DŨNG - Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Khởi nguồn của đội quân phù thủy

Ngay khi mới lên 10 tuổi, Heinrich Himmler đã bắt đầu chú ý đến tà thuật mà khởi nguồn từ những cuốn sách viết về các phù thủy, đạo sĩ, các nhà giả kim thời Trung cổ. Và mặc dù là tín đồ Thiên chúa giáo nhưng ông ta lại đặc biệt sùng bái Satan, theo truyền thuyết là vua các loài quỷ. Trong cuốn nhật ký viết vào thời gian này, Himmler cho rằng: “Thánh kinh nói Chúa tạo ra thế giới cùng muôn loài, trong đó có Satan nhưng tại sao Chúa lại không tiêu diệt Satan, hiện thân của quỷ dữ mà lại để cho ông ấy tồn tại. Như vậy, Satan có sức mạnh chẳng kém gì Chúa…”.

Tháng 8-1923, sau khi gia nhập đảng Quốc xã rồi năm 1929, Himmler được Hitler phong hàm thống chế và là người đứng đầu lực lượng SS thì ông ta tin rằng đã đến lúc thành lập đội quân phù thủy. Tuy nhiên phải tới năm 1933, khi quân số của SS tăng lên 52.000 người với ngân sách hoạt động chỉ đứng sau quân đội và cơ quan mật vụ Gestapo thì lúc ấy, bên cạnh những bộ phận của SS như Sicherheitsdienst, chuyên về an ninh nội bộ, SS-Rasse und Siedlungshauptamt, phụ trách định cư chủng tộc, Kriminalpolizei, cảnh sát chống tội phạm và SS Reichssicherheitshauptamt, cơ quan an ninh trung ương đế chế, Himmler cho thành lập thêm một đơn vị đặc biệt gọi là Deutsche Waffen H - Đội phù thủy quân sự đế chế (trong tiếng Đức, H là chữ viết tắt của Hexen, nghĩa là phù thủy) với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về phù thủy để áp dụng vào chiến tranh. Biểu tượng của Deutsche Waffen H là chiếc bánh quy hình con hươu, ý muốn nhắc đến việc phù thủy Salem ở Mỹ đã dùng máu hươu gây ra bệnh ghẻ lở cho những nô lệ da đen nổi loạn hồi cuối thế kỷ 16.

Tháng 9/1934, đội Deutsche Waffen H chính thức đi vào hoạt động với nhân lực gần 300 người. Cải trang thành sinh viên, thầy giáo, nhà nghiên cứu, họ đến các thư viện trong nước và một số quốc gia lân cận như Áo, Pháp, Nga, Italy...., để tìm đọc và ghi chép tất cả những tài liệu nói về phù thủy.

Erich Steiner, một trong những thành viên của Deutsche Waffen H bị quân Đồng minh bắt làm tù binh khi Thế chiến II kết thúc đã khai về công việc của anh ta như sau: “Trong vai một nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ thần học, tôi được phép vào thư viện Roma, nơi lưu trữ những tài liệu quý hiếm, có cả những bản viết tay trên da dê từ những năm 900 trước Công nguyên. Riêng những tài liệu về phù thủy, tôi ghi chép gần 30 ngày mới hết”.

Một tù binh khác là Karl Wilhelm khai thêm: “Ở các thư viện Pháp, tôi đặc biệt quan tâm đến những hồ sơ nói về tà giáo (là tên gọi chung để chỉ phù thủy) và những phiên tòa xét xử họ từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15, hồ sơ mô tả cụ thể những phương pháp mà phù thủy sử dụng để gây ra thiên tai, dịch bệnh trong xã hội…”.

Đầu năm 1935, tất cả thu thập về phù thủy do các thành viên thuộc đội Deutsche Waffen H thực hiện được tổng hợp rồi trình lên Himmler, trong đó chủ yếu nói về tà thuật, chẳng hạn như bôi máu dơi lên người để không ai biết mình là phù thủy, đốt lửa có cây Cannabispflanze (cây cần sa) rồi hít khói để có thể xuất hồn đi khắp nơi, đóng một cọc nhọn vào tim kẻ thù để kẻ ấy quay lại tiêu diệt đồng đội của hắn….

Nó tác động đến Himmler mạnh đến nỗi tại một hội nghị về nông nghiệp toàn quốc, ông ta tuyên bố: “Chúng tôi thấy những giàn hỏa mà trên đó là thi thể của những người cha, người mẹ, những đứa con của chúng tôi bị đánh tan nát rồi bị đốt cháy thành tro chỉ vì họ có những quyền lực khác hơn người thường. Bọn Do Thái giết họ bởi chúng sợ quyền lực ấy sẽ phá tan âm mưu của chúng là thống trị nước Đức”.

Những hoạt động của Deutsche Waffen H

Ngày 1/9/1839, Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan, mở đầu cho Thế chiến II thì 3 ngày sau, đội quân phù thủy Deutsche Waffen H được Himmler tung vào trận. Tiếp theo, Phần Lan, Rumani và các nước vùng Baltic thất thủ trước sức tiến công như vũ bão của quân đội Đức. Trong cuốn hồi ký xuất bản sau chiến tranh, Albert Speer, kiến trúc sư trưởng của cuộc xâm lược đồng thời là Bộ trưởng khí tài và vũ trang của Đức Quốc xã viết: “Giữa năm 1940, trước ngày quân Đức tiến vào nước Pháp, Hitler đã từng tỏ ý lo ngại rằng tiềm lực quân sự của Pháp rất lớn, nhất là về hải quân nhưng Himmler cam kết sẽ chiếm nước Pháp chỉ trong 8 tuần vì đội quân Deutsche Waffen H của ông ta đã đập tan tinh thần binh lính Pháp”.

Thật là “chó ngáp phải ruồi” bởi đúng là trên thực địa, cuộc xâm lăng nước Pháp khởi đầu ngày 10/5/1940 thì đến ngày 25/6, nghĩa là mới chỉ 6 tuần, quân đội Đức đã diễu hành ở thủ đô Paris rồi cùng với Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, những quốc gia này lần lượt nằm dưới gót giày lính Đức. Nó đã khiến Albert Speer sững người vì kinh ngạc. Ngay cả Thống chế Hermann Goering, Tư lệnh Không quân Đức Quốc xã cũng thường xuyên tham khảo ý kiến Himmler về việc “làm thế nào để  hạ gục không quân Anh quốc bằng các phù thủy” trong lúc nhiều tướng lĩnh khác nhìn Himmler bằng cặp mắt e dè. Tướng Paulus, Tư lệnh mặt trận Nga (sau này bị Hồng quân Liên Xô bắt làm tù binh) cũng nói: “Ông ta có thể tiêu diệt kẻ thù thì cũng có thể tiêu diệt chúng tôi nếu làm trái ý ông ta”.

Tuy nhiên với Hitler, kẻ lãnh đạo đảng Quốc xã và là Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc xã thì cho rằng: “Chuyện vớ vẩn! Ở đây, quân đội chúng ta đã đạt đến độ chín muồi, bách chiến bách thắng. Tất cả những cái gọi là huyền bí đều phải xếp hàng sau lưng tôi”. Nhưng Hitler lại không có bất kỳ một hành động nào ngăn cản hoặc chấm dứt những hoạt động của Deutsche Waffen H.

Theo Albert Speer, Hitler muốn giữ nguyên hình thái ấy bởi lẽ về một mặt nào đó, nó có tác dụng khích lệ tinh thần binh lính Đức đồng thời góp phần làm suy giảm sức chiến đấu của kẻ thù. Trong hồi ký, Albert Speer viết: “Chẳng ai biết thật sự Hiler có tin vào những quyền lực siêu nhiên hay không nhưng trước những cái lợi do đám phù thủy mang lại dù chỉ là lời đồn, ít nhiều nó cũng có lợi cho ông ta khi phát động chiến tranh tổng lực”.

Bước sang năm 1941, cùng với sự tham chiến của Đế quốc Nhật và Phát xít Ý, quân đội Đức gần như làm chủ châu Âu ngoại trừ nước Anh. Giai đoạn này, đội âm binh phù thủy của Himmler đạt đến độ cực thịnh. Trong một bài nói chuyện với đám Deutsche Waffen H, ông ta tuyên bố: “Phù thủy người Đức sở hữu sức mạnh tâm linh, những người đã bị đàn áp bởi một nhóm linh mục Thiên Chúa giáo thời Trung cổ hay cụ thể hơn là bọn Do Thái. Vì thế, bọn Do Thái chính là tác nhân của những âm mưu tiêu diệt người Đức. Chúng đã giết hàng triệu phù thủy của chúng ta nên bây giờ chúng phải trả giá”.

Mặc dù các tài liệu của cả thời đó lẫn sau này đều đã chứng minh rằng “cư dân của các ngôi làng ở châu Âu thường giải quyết mâu thuẫn cá nhân của họ với một người nào đó trong số họ bằng cách cáo buộc người đó là phù thủy”. Một học giả người Đức là Gunter Dippold viết trong tiểu luận “Hexenwahn - Hội chứng cuồng phù thủy” rằng “giữa thế kỷ 12, Hexenwahn quét qua nước Đức. Tổng số những người nghi là phù thủy bị giết khoảng 50.000 đến 60.000. Nó khác xa với con số hàng triệu do Himmler công bố. Có lẽ Himmler hiểu được điều đó nhưng ông ta muốn lợi dụng quá khứ để biện minh cho hành động của mình ở hiện tại”.

Còn theo Albert Speer: “Himmler và anh họ là Wilhelm August Patin tin rằng tổ tiên của họ đã bị thiêu chết vì là phù thủy. Việc ông ta lập ra Deutsche Waffen H chỉ để củng cố huyền thoại gia tộc mà thôi”. Nhưng với SS-Rasse und Siedlungshauptamt, cơ quan phụ trách định cư chủng tộc thì sau tuyên bố của Himmler, họ hiểu rằng ông ta đã “bật đèn xanh” cho việc tiêu diệt người Do Thái. Nếu như năm 1939, cộng đồng Do Thái ở Đức chỉ bị buộc vào sống trong những “Ghetto - Khu định cư” thì bây giờ, SS-Rasse und Siedlungshauptamt lập ra những trại tập trung ở Đức, Ba Lan, nơi 7 triệu người Do Thái bị đưa vào phòng hơi ngạt.

Ngày 22/6/1941, Đức Quốc xã đánh Liên Xô mặc dù hai nước đã ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Thoạt đầu, quân Đức tiến rất nhanh. Chỉ chưa đầy 6 tháng, người Đức đã bao vây Stalingrad và chỉ còn cách thủ đô Moscow 24km nhưng đến tháng 1-1942, những mũi tấn công của Đức bắt đầu khựng lại vì ngoài sự chống trả mãnh liệt của người Nga, một trong những nguyên nhân là mùa đông nước Nga đã ngăn cản đà tiến của xe tăng Đức, nhiều lính Đức chết vì không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt, thường ở mức 30, 40 độ âm.

Trong hồi ký, Albert Speer viết: “Trước tình hình này, Himmler triệu tập tất cả những phù thủy giỏi nhất trong đội Deutsche Waffen H để làm phép cho băng tuyết tại các mặt trận Nga tan nhanh”. Lễ làm phép được tổ chức trong sân trụ sở Deutsche Waffen H với sự tham dự của 300 phù thủy. Để phép thuật có thêm sức mạnh, Reinhard Heydrich, cấp phó và cũng là cánh tay phải của Himmler, đã cho người đào mộ phù thủy Margarethe Himbler, bị hành hình ngày 4/4/1629 tại Mergentheim rồi thu thập tất cả những gì còn lại trong mộ, cho vào đốt trong đống lửa rất lớn. Các phù thủy vừa đi quanh đống lửa vừa đọc thần chú.

Kết thúc buổi lễ, Himmler gửi một điện văn đến tướng Friedrich Paulus, Tổng tư lệnh mặt trận Liên Xô: “Ông hãy chuẩn bị một cuộc tấn công tổng lực đi. Chỉ trong ngày mai, mọi băng tuyết cản đường ông sẽ biến mất”. Thế nhưng “biến mất” đâu chẳng thấy, chỉ thấy quân của Paulus lớp chết, lớp đầu hàng, lớp bị bắt làm tù binh. Ngay cả Paulus cũng bị quân Nga bắt hôm 31/1/1943, chỉ 1 ngày sau khi ông ta được Hitler phong chức thống chế.

Tháng 5/1945, Đức Quốc xã đầu hàng khi quân đội Liên Xô tiến vào Đông Berlin còn quân Mỹ và Đồng minh đến từ hướng Tây. Trước đó, Hitler đã bổ nhiệm Himmler chỉ huy Cụm tập đoàn quân Thượng sông Rhine và Cụm tập đoàn quân sông Wisla nhưng cả hai tập đoàn quân đều bị đánh tan tác. Biết rằng Đức sẽ thua cuộc, Himmler nhờ các phù thủy tìm cách liên lạc với phe Đồng minh để đàm phán hòa bình. Khi biết về việc này, Hitler ra lệnh tước bỏ tất cả mọi chức vụ của Himmler đồng thời ra lệnh bắt giam nhưng ông ta nhanh chân chạy trốn cùng 14 phù thủy thân tín nhất.

Ngày 9/5/1945, 12 trong số 14 phù thủy thân tín bỏ rơi ông ta. Ngày 10/5, Himmler và 2 phù thủy còn lại bị quân đội Anh bắt. Trong trại giam Himmler dặn 2 phù thủy rằng nếu ông ta chết, hãy cố gắng đem xác ông ta về chôn tại Munich, là nơi ông ta ra đời và khi chôn, hãy bỏ xuống huyệt mộ của ông ta 4 cây cọc nhọn tẩm máu dơi để “kẻ thù chẳng bao giờ có thể xâm phạm thân xác của tôi được”.

Ngày 23/5/1945, nhân viên tình báo Anh phụ trách hỏi cung tù binh nhận ra Himmler là tác giả của các trại tập trung và phòng hơi ngạt, các lò thiêu xác người Do Thái. Ngay đêm hôm ấy, Himmler tự tử. Dựa vào lời khai của 2 phù thủy, người Anh tìm thấy một kho lưu trữ tại một lâu đài ở Wannsee, ngoại ô Berlin với hàng nghìn thẻ thư mục, cả tấn hồ sơ, giấy tờ và một thư viện với gần 6.000 đầu sách, báo, bản thảo. Tất cả đều nói về phù thủy cùng những phép thuật…