Hội Đồng Tư Vấn Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Phía Nam

Hội Đồng Tư Vấn Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Phía Nam

Startup 4.0 đang là 1 xu hướng rất phổ biến hiện nay với các mô hình kinh tế chia sẻ, Internet of Thing, và nhiều mô hình mới khác. Đặc điểm của startup 4.0 đó là mức đầu tư không lớn, triển khai nhanh và có thể đo lường hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để thành công thì cần rất nhiều kinh nghiệm, sự hỗ trợ và cả sự may mắn. Ở Việt Nam, câu chuyện Startup 4.0 được nói đến quá nhiều, tuy nhiên chúng tôi không tin vào điều đó, bởi vì thực tế sẽ khác biệt rất nhiều, khiến các bạn trẻ khởi nghiệp bị ảo tưởng dẫn đến thất bại.

Startup 4.0 đang là 1 xu hướng rất phổ biến hiện nay với các mô hình kinh tế chia sẻ, Internet of Thing, và nhiều mô hình mới khác. Đặc điểm của startup 4.0 đó là mức đầu tư không lớn, triển khai nhanh và có thể đo lường hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để thành công thì cần rất nhiều kinh nghiệm, sự hỗ trợ và cả sự may mắn. Ở Việt Nam, câu chuyện Startup 4.0 được nói đến quá nhiều, tuy nhiên chúng tôi không tin vào điều đó, bởi vì thực tế sẽ khác biệt rất nhiều, khiến các bạn trẻ khởi nghiệp bị ảo tưởng dẫn đến thất bại.

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ; xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng nhằm kết nối thanh niên với các quỹ đầu tư.

Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên, hội viên, thanh niên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh quản lý; do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác.

Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp mới thành lập với các quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.

Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương phân bổ nguồn ngân sách để xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.

Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Cụ thể, định kỳ tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp.

Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển lớn ưu đãi chi phí vận chuyển các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp.

Tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển các mô hình chợ điện tử, liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp.

Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình giai đoạn 1 (2022 - 2025) là hỗ trợ ít nhất 8.000 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có 1.000 thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hằng năm, 100.000 thanh niên được trang bị kiến thức, tập huấn nâng cao năng lực về khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

Ít nhất 80.000 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Hỗ trợ thành lập 200 hợp tác xã do thanh niên làm chủ. Hằng năm hỗ trợ duy trì ít nhất 200 xã triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm của thanh niên đạt chuẩn OCOP.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình là hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh doanh: Tìm kiếm, sàng lọc và củng cố các ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng; hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên; hỗ trợ tư vấn pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ liên kết, phát triển mạng lưới doanh nghiệp khởi nghiệp.

Trong đó, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp như: kiến thức về quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, marketing, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng...

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính, kế toán, thuế, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cho thanh niên mới khởi nghiệp; giới thiệu, tư vấn, kết nối cho thanh niên có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham quan thực tế các nhà máy, các doanh nghiệp điển hình trong từng lĩnh vực, ngành nghề.

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho thanh niên khởi nghiệp kiến thức về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, vận chuyển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và các nội dung khác trong quá trình sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng sẵn có của vùng miền, địa phương.

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ; xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng nhằm kết nối thanh niên với các quỹ đầu tư.

Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên, hội viên, thanh niên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh quản lý; do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác.

Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp mới thành lập với các quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.

Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương phân bổ nguồn ngân sách để xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.

Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Cụ thể, định kỳ tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp.

Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển lớn ưu đãi chi phí vận chuyển các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp.

Tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển các mô hình chợ điện tử, liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp.

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 939), thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Lý Nhân đã giúp nhiều hội viên thực hiện thành công ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp, qua đó góp phần vươn lên làm giàu và khẳng định vai trò của phụ nữ với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Khởi nghiệp thành công bằng nghề chăn nuôi, chị Ngô Thị Thắm, thôn Trung Châu, xã Xuân Khê có khu trang trại VAC trị giá hàng tỷ đồng chia sẻ: Trước đây, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Năm 2012, khi địa phương có chủ trương khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, được các cấp hội giúp đỡ về nguồn vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật chị đã mạnh dạn vay mượn của anh, em cùng với nguồn vốn của gia đình để phát triển trang trại chăn nuôi tổng hợp. Hiện tại, trang trại của gia đình chị có quy mô hơn 10 mẫu, thường xuyên duy trì hơn 3 nghìn vịt đẻ, hơn 1 nghìn con gà, gần 100 con lợn, 1 máy ấp trứng… cho hiệu quả kinh tế cao.

Còn với chị Nguyễn Thị Hoa, Chi hội Phụ nữ thôn 3 Phú Đa, xã Công Lý hiện là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Bún phở khô Khánh Linh cho biết: Được các cấp hội tạo điều kiện cho vay vốn, năm 2022 chị thành lập HTX. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của HTX ngày càng được hoàn thiện với hệ thống máy móc hiện đại, bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện các sản phẩm bún, phở khô của HTX đã có đầy đủ tem nhãn, mã vạch để truy suất nguồn gốc. Các sản phẩm của HTX được đánh giá có chất lượng tốt, dai và vẫn giữ được độ ngọt của gạo nên thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Nhờ vậy, doanh thu của HTX tăng hằng năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 40 thành viên HTX và người lao động với mức thu nhập trung bình đạt từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Qua tìm hiểu được biết, thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ”, Hội LHPN huyện Lý Nhân đã triển khai đến 100% cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn. Nhằm giúp hội viên khởi sự, khởi nghiệp thành công, Hội LHPN các cấp trong huyện đã tích cực phối hợp với ngành, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh. Qua đó, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sáng tạo của phụ nữ, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp mới thành lập do phụ nữ quản lý.

Đặc biệt, thông qua Chương trình Ngày Phụ nữ khởi nghiệp hằng năm, hội đã tổ chức giới thiệu, tư vấn, kết nối cho các phụ nữ có ý tưởng kinh doanh tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn kiến thức khởi sự kinh doanh, hỗ trợ pháp lý về xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ, kết nối với hệ thống các ngân hàng, tổ chức tín dụng về vốn vay… Qua đó, giúp nhiều hội viên phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp học hỏi kiến thức kinh doanh hiệu quả.

Kết quả chỉ tính từ đầu năm 2023 trở lại đây, các cấp hội đã giúp các hội viên phụ nữ khởi nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hơn 100 buổi dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về gieo sạ lúa, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; hỗ trợ, hướng dẫn 2 dự án khởi nghiệp tham gia vòng thi sơ kết Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” cấp vùng năm 2023 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức, trong đó có HTX sản xuất bún phở khô Khánh Linh với Dự án “Khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh bún phở khô sạch và tiện lợi” lọt vào vòng chung kết cuộc thi cấp vùng và đã đạt giải Khuyến khích. Hướng dẫn xã Công Lý, Trần Hưng Đạo, thị trấn Vĩnh Trụ xây dựng dự án tham gia Hội thi “Phụ nữ Hà Nam khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” cấp tỉnh năm 2023 do Hội LHPN tỉnh tổ chức, trong đó có 2 dự án lọt vào vòng sơ khảo, Dự án sản xuất tỏi đen Linh An, xã Công Lý lọt vào vòng chung khảo và đạt giải Nhất hội thi.

Cùng với đó, chỉ đạo Hội LHPN xã Hợp Lý trao tặng 3 mô hình sinh kế với 150 con gà giống, tổng trị giá 3 triệu đồng cho 3 hội viên phụ nữ đặc thù có hoàn cảnh khó khăn; kết nối hỗ trợ 1 hội viên xã Văn Lý mở xưởng may với 12 máy may và 70 triệu đồng vốn vay, tạo việc làm cho 15 hội viên phụ nữ; hỗ trợ 10 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn xã Nhân Thịnh mỗi hội viên 100 con gà giống, tổng trị giá 40 triệu đồng... Nhờ những chính sách ưu đãi, sự giúp đỡ của các cấp hội, nhiều hội viên đã mạnh dạn ra mắt tổ hợp tác, như: Tổ hợp tác “Thêu ren xuất khẩu” xã Hợp Lý; Tổ hợp tác “Trồng cây có múi” xã Nhân Bình; Tổ hợp tác “Phụ nữ liên kết Trồng rau an toàn” xã Nhân Nghĩa; 4 HTX “Nông sản sạch Bảo An” thị trấn Vĩnh Trụ; HTX Đoàn Thành xã Nhân Bình; HTX “Trồng rau an toàn” xã Nhân Chính; HTX “Nông sản sạch Nhân Bình”; mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm của chị Phạm Thị  Hoài, xã Đức Lý...

Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ, Hội LHPN huyện Lý Nhân đề ra các giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức Ngày phụ nữ khởi nghiệp; hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho phụ nữ có ý tưởng kinh doanh khả thi; hỗ trợ tiếp cận tín dụng, pháp lý, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp có sự đổi mới, sáng tạo để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.