Khoa Phẫu Thuật Gây Mê Hồi Sức Tiếng Anh

Khoa Phẫu Thuật Gây Mê Hồi Sức Tiếng Anh

Trưởng khoa   BSCKI. Trần Thị Thu Hằng Giai đoạn từ 2016 đến nay

Trưởng khoa   BSCKI. Trần Thị Thu Hằng Giai đoạn từ 2016 đến nay

Tổng quan về gây mê phẫu thuật thần kinh

Các bác sĩ gây mê hồi sức trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh là những chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như phình mạch máu não, dị dạng động tĩnh mạch, các khối u nội sọ, chấn thương đầu, thủ thuật xạ trị thần kinh, phẫu thuật cột sống và các loại phẫu thuật thần kinh ở trẻ em.

Ngoài các tiêu chuẩn chung về gây mê hồi sức khi tiến hành phẫu thuật, các phương pháp phẫu thuật thần kinh phức tạp còn yêu cầu các bác sĩ gây mê hồi sức có hiểu biết sâu rộng về giải phẫu và sinh lý hệ thần kinh, nắm được các kỹ thuật theo dõi chuyên sâu về chức năng não bộ và tủy sống. Việc đánh giá tác dụng của thuốc lên chỉ số tưới máu não, áp lực nội sọ và chỉ số chuyển hóa não bộ như các phương pháp can thiệp chuyên biệt. Đặt catheter động mạch phổi hoặc siêu âm tim qua đường thực quản cho phép theo dõi các thay đổi sinh lý liên quan đến não bộ và các tác dụng của thuốc trong phẫu thuật thần kinh

Gây mê phẫu thuật thần kinh là một chuyên sâu sâu của ngành gây mê hồi sức

Mục đích của việc gây mê trong phẫu thuật thần kinh

Mục đích của gây mê phẫu thuật thần kinh là:

Gây mê hồi sức phẫu thuật thần kinh có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì thế người bệnh cần thực hiện gây mê phẫu thuật thần kinh tại các bệnh viện lớn, có đầy đủ cơ sở vật chất thực hiện gây mê, đồng thời hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Gây mê hồi sức phẫu thuật thần kinh có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu thuật tại Đông Nam Á.

Thạc sĩ. Bác sĩ Tôn Thất Quang đã có hơn 15 năm kinh nghiệm công tác trong ngành Gây mê - Hồi sức. Bác sĩ Quang nguyên là bác sĩ Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Khánh Hòa kiêm giảng viên tuyến tỉnh Hồi sức cấp cứu trong sản khoa trước khi là Bác sĩ Gây mê hồi sức tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Nguồn tham khảo: en.wikipedia.org, wfsahq.org

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Địa chỉ: tầng 4- khu nhà G Số điện thoại : 024. 38250062

+ Phụ trách khoa:               ThS.BS Bạch Minh Thu

+ Phó trưởng khoa:            ThS. BS Phạm Anh Tuấn

+ Điều dưỡng trưởng:         CN Nguyễn Thị Thanh Hằng

72 cán bộ bao gồm: 2 Tiến sĩ; 3 BSCKII; 01 BSCKI; 05 Thạc sĩ; 01 Bác sĩ; 10 Điều dưỡng đại học; 04 Điều dưỡng cao đẳng; 35 Điều dưỡng trung học; 12 Hộ lý

Khoa đã tổ chức triển khai 09 phòng mổ với 06 dàn máy nội soi cùng 02 phòng mổ cấp cứu và 01 phòng hồi tỉnh.

Thành lập năm từ năm 1966: Bác sĩ Phạm Tấn Anh phụ trách khoa Gây mê hồi sức vào năm 1966 với 30 cán bộ gồm 05 bác sĩ; 15 y tá; 02 y sỹ; 06 nữ hộ sinh trung cấp.

Từ năm 1966 - 1983: BS. Phạm Tấn Anh đảm nhận cương vị là trưởng khoa./ tổ trưởng công tác: Y Sỹ Tâm- KTV Thường

1983 - 1988: BS. Bùi Văn Ấm- quyền trưởng khoa /  ĐD trưởng Nguyễn Thị Sâm

1989 - 1990: BS. Bùi Chí Dũng- quyền trưởng khoa/ KTV trưởng  Đào Thị Xuân

1990 - 2010: BS. Trần Đình Tú- trưởng khoa / KTV trưởng Đỗ Kim Hằng (1990 - 2014)

Tổng số bệnh nhân được phẫu thuật điều trị cụ thể như sau:

Khoa gây mê hồi sức đã phấn đấu và đạt được nhiều thành tích trong công tác chuyên môn và các phong trào chung của bệnh viện;

Tập thể:                       05 bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế

Cá nhân:                -    02 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

-    03 bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế

-    02 bằng khen Thầy thuốc ưu tú

-    Có rất nhiều cán bộ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

-    Bằng khen Công đoàn Y tế Việt Nam

Y tá khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức có nhiệm vụ gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thùy hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về công tác tổ chức bệnh viện. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Y tá khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức có nhiệm vụ gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.

Nhiệm vụ của y tá khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức được quy định tại Mục 66 Phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể:

Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức có nhiệm vụ sau:

1. Nghiêm chỉnh thực hiện qui chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức và quy chế công tác khoa ngoại.

2. Nghiêm chỉnh thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị.

3. Trước cuộc phẫu thuật: Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho cuộc phẫu thuật. Kiểm tra họ tên người bệnh, chỉ định phẫu thuật trước khi đưa người bệnh lên bàn phẫu thuật, đèn phẫu thuật, mặc áo vô khuẩn.

4. Trong cuộc phẫu thuật: sắp xếp dụng cụ theo trình tự, tiếp dụng cụ cho phẫu thuật viên theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.

5. Sau cuộc phẫu thuật kiểm tra lại số lượng dụng cụ, băng, gạc. Nếu phát hiện thiếu phải báo ngay cho phẫu thuật viên để đề phòng sót dụng cụ trong cơ thể người bệnh. Vệ sinh thiết bị, bàn phẫu thuật sau mỗi cuộc phẫu thuật.

6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật khi còn ở khoa và phát hiện tai biến để báo cáo cho phẫu thuật viên xử lý kịp thời.

7. Cọ rửa, khử khuẩn, tiệt khuẩn, kiểm tra và đóng gói dụng cụ phẫu thuật theo cơ số quy định cho từng loại phẫu thuật.

8. Quản lý thiết bị y tế, dụng cụ, phương tiện phẫu thuật khác được giao.

9. Tham gia hướng dẫn thực hành cho học viên khi được phân công.

10. Tham gia thường trực theo sự phân công của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.

Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ của y tá khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.