Kiểm Tra Chuyên Ngành Trước Thông Quan

Kiểm Tra Chuyên Ngành Trước Thông Quan

Kiểm tra, quản lý chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và logistics, đảm bảo hàng hóa tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia. Dưới đây là những vai trò chính của quản lý chuyên ngành:

Kiểm tra, quản lý chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và logistics, đảm bảo hàng hóa tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia. Dưới đây là những vai trò chính của quản lý chuyên ngành:

Kiểm tra chuyên ngành là gì?

Theo khoản 10, điều 3, nghị định 85/2019/NĐ-CP:

“Kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, đánh giá, xác định hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Việc kiểm tra chuyên ngành cần thực hiện trước khi tiến hành thông quan hàng hóa xuất/ nhập khẩu.

Mục tiêu của kiểm tra chuyên ngành là đảm bảo an toàn, chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, cũng như an ninh quốc gia.

Khi nhập khẩu xe máy thì cần phải có Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan không?

Theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, cụ thể như sau:

- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại theo quy định.

- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;

- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;

- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

Mặt khác, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BGTVT quy định khi nhập khẩu xe máy vào Việt Nam phải có chứng nhận trước khi thông quan.

Như vậy, khi công ty bạn nhập khẩu xe máy vào Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan.

Quý bạn đọc thông cảm, website hiện đang dừng hoạt động để chờ sự đổi mới.

Sắp xếp theo loại văn bản Ngày ban hành mới nhất

Các trường hợp không cần kiểm tra chuyên ngành

Theo Điều 22, NĐ 85/2019/NĐ-CP:

“2. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;b) Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;c) Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

3. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp sau:a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;b) Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.”

Kiểm tra chuyên ngành giúp kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng, môi trường, cũng như an ninh quốc gia. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ quy trình kiểm tra và danh mục hàng hóa cần phải thực hiện. Hy vọng qua bài viết trên Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp thêm những thông tin chi tiết về kiểm tra chuyên ngành là gì, quy trình thực hiện, và danh mục các mặt hàng cần được kiểm tra để giúp doanh nghiệp dễ dàng chuẩn bị và tuân thủ các quy định pháp lý.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

(HQ Online) - Tại hội nghị đối thoại giữa Cục Hải quan TPHCM với trên 200 doanh nghiệp XNK cuối tuần qua, vấn đề về kiểm tra chuyên ngành đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhất là Danh mục hàng hóa miễn kiểm tra chuyên ngành.

Công ty TNHH Kintetsu World Express Việt Nam, chuyên làm về lĩnh vực logistics đặt câu hỏi, liên quan đến việc triển khai quy định miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh (hàng hóa phi mậu dịch) tại Nghị định số 13/2022/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã có công văn số 11827/BTC-TCHQ ngày 14/11/2022 đề nghị các bộ có văn bản hướng dẫn rõ quy định về các trường hợp cũng như thủ tục, chứng từ để thực hiện. Vậy dự kiến khi nào các bộ, ngành liên quan sẽ ban hành văn bản hướng dẫn này.

Giải đáp nội dung này, Cục Hải quan TPHCM cho biết, tại Công văn số 11827/BTC-TCHQ ngày 14/11/2022 của Bộ Tài chính về việc triển khai quy định miễn kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh tại Nghị định số 13/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị các bộ, ngành liên quan sớm có văn bản hướng dẫn quy định miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh. Bộ Tài chính đề nghị các bộ hướng dẫn rõ: Những trường hợp nào được xem là hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh được miễn kiểm tra; thủ tục xin miễn kiểm tra (nếu có); chứng từ, hình thức chứng từ phải nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa được miễn kiểm tra (nếu có). Tuy nhiên đến nay, Bộ Tài chính chưa nhận được hướng dẫn của các bộ quản lý chuyên ngành về vấn đề trên. Cơ quan Hải quan sẽ thông báo ngay cho cộng đồng doanh nghiệp khi có hướng dẫn của các bộ quản lý chuyên ngành.

Cũng về vấn đề này, doanh nghiệp phản ánh trong quy định nêu trên, việc miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho các loại hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh theo quyết định của bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực gây phiền toái về thủ tục hành chính. Mặc dù được gọi là được miễn kiểm, nhưng phải đi xin quyết định miễn kiểm để được thông quan. Doanh nghiệp đề nghị các cơ quan quản lý điều chỉnh lại câu chữ để tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình nhập khẩu này.

Liên quan đến kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng, đại diện Công ty TNHH Techtronic Industries Việt Nam manufacturing cho biết, công ty chuyên sản xuất thiết bị điện, thiết bị cầm tay nên rất quan tâm việc áp dụng cơ chế miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương. Hướng dẫn doanh nghiệp về nội dung này, Cục Hải quan TPHCM cho biết, tại Điều 57 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng như sau:

"Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trừ biện pháp cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, biện pháp kiểm dịch đối với hàng hóa được đưa từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng.

Chỉ áp dụng một lần các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng.

Hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan."

Tuy nhiên, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực Hải quan cũng phải tuân thủ theo các luật kiểm tra chuyên nghành.

Cần rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, thủ tục kiểm tra chuyên ngành mặc dù đã được cải thiện hơn trước, song vẫn là điểm nghẽn đối với hàng hóa XNK vì mất nhiều thời gian. Về việc đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước cho hàng hóa nhóm 2, tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, tại điểm b khoản 3 điều 1 có nêu: “Trong thời hạn 1 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan Hải quan để được phép thông quan hàng hóa”. Một số doanh nghiệp đặt câu hỏi, vậy các bộ chuyên ngành đã triển khai để đăng ký kiểm tra chất lượng và trả kết quả online chưa. Vì hiện tại thời gian đăng ký kiểm tra chất lượng bằng hồ sơ giấy để có xác nhận từ các bộ chuyên ngành là khá lâu, không phải một ngày làm việc như văn bản quy định mà thực tế có những lô hàng mất đến 4-5 ngày làm việc mặc dù hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp về kiểm tra chuyên ngành, ông Đặng Thái Thiện, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý- Cục Hải quan TPHCM cho biết, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, Bộ Tài chính đã dự thảo nghị định và lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, khi nghị định về kiểm tra chuyên ngành được thông qua, sẽ là bước cải tiến mạnh mẽ về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.

Hiện nay, quy định cụ thể thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền cho phép mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đã được hướng dẫn tại Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. Người khai hải quan cần lưu ý về tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản, trách nhiệm của người khai hải quan, các trường hợp không được mang hàng về bảo quản. Theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 59/2018/NĐ-CP thì “Trường hợp quá thời hạn theo quy định mà cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức kiểm tra chuyên ngành chưa có kết luận kiểm tra chuyên ngành thì phải có văn bản nêu rõ lý do và ngày ra kết luận kiểm tra gửi cơ quan Hải quan”. Do đó, trong trường hợp nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành trễ hạn mà do lỗi của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp đề nghị cơ quan kiểm tra chuyên ngành có xác nhận bằng văn bản để chi cục hải quan có cơ sở xem xét giải quyết.

Cụ thể như sau: "Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật".

Theo quy định này, kiểm tra chuyên ngành mà Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý là hoạt động gắn với đánh giá sự phù hợp và đối tượng hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành bao gồm trong các lĩnh vực: an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa và kiểm tra theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Chi tiết Nghị định 08/2015/NĐ-CP, xem tại đây.