1. Tư duy phản biện (critical thinking) có cội nguồn từ triết lý phân tích và chủ nghĩa kiến tạo thực dụng từ hơn 2.500 năm trước, trong kinh Phật mà chủ yếu là kinh Vệ-đà và A-tì-đạt-ma cũng như trong truyền thống của Hy Lạp, tiêu biểu là quan điểm của nhà triết học Socrat. Mặc dù Socrat đã tiếp cận vấn đề tư duy phản biện từ lâu, nhưng phải đến khi xuất hiện định nghĩa về tư duy phản biện của J. Dewey (1859-1952) - nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học người Mỹ - thì tư duy phản biện mới được biết đến một cách rộng rãi. J. Dewey gọi tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc và định nghĩa là sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được hướng đến.
1. Tư duy phản biện (critical thinking) có cội nguồn từ triết lý phân tích và chủ nghĩa kiến tạo thực dụng từ hơn 2.500 năm trước, trong kinh Phật mà chủ yếu là kinh Vệ-đà và A-tì-đạt-ma cũng như trong truyền thống của Hy Lạp, tiêu biểu là quan điểm của nhà triết học Socrat. Mặc dù Socrat đã tiếp cận vấn đề tư duy phản biện từ lâu, nhưng phải đến khi xuất hiện định nghĩa về tư duy phản biện của J. Dewey (1859-1952) - nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học người Mỹ - thì tư duy phản biện mới được biết đến một cách rộng rãi. J. Dewey gọi tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc và định nghĩa là sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được hướng đến.
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để khẳng định rằng một nhận định nào đó là đúng hay sai, đôi khi đúng, hay có phần đúng. Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, là trong kinh Vệ đà của nhà Phật. Tư duy phản biện là thành tố quan trọng của mọi nghề nghiệp chuyên môn. Nó là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên thông qua đào tạo bậc đại học, tuy các nhà giáo dục vẫn còn tranh luận về ý nghĩa chính xác và tầm cỡ của vấn đề này.
Tư duy phản biện được miêu tả là “những suy nghĩ mang tính chất phản ánh có lý lẽ về việc tin vào điều gì hoặc làm điều gì”. Nó cũng được miêu tả là “tư duy về tư duy”. Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tư duy phản biện thường được hiểu là sự gắn bó với thực tiễn xã hội và chính trị trong việc tham gia dân chủ, là ước muốn hình dung ra hay mở ra những quan điểm khác mà ta có thể lựa chọn; là ước muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng như ước muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi người khác.
Bộ khung triết học của tư duy phản biện có cội nguồn từ triết lý phân tích và chủ nghĩa kiến tạo thực dụng từ 2500 năm trước, như trong kinh Phật, chủ yếu là kinh Vệ đà và A-tì-đạt-ma; cũng như trong truyền thống Socrat của Hy Lạp, là những chất vấn nhằm tìm kiếm sự thật, được dùng để xác định xem những kiến thức dựa trên thẩm quyền liệu có thể được đánh giá lại một cách có lý lẽ với sự rõ ràng và nhất quán về logic hay không. Một ý nghĩa của thuật ngữ “phản biện” (critical) có nghĩa là “cốt yếu” (crucial) hay “liên quan tới những tiêu chí cốt lõi” ( related to core criteria) có nguồn gốc từ thuật ngữ “tiêu chí” (kriterion) của người Hy lạp cổ, vốn có nghĩa như “tiêu chuẩn” (standards); một ý nghĩa thứ hai có nguồn gốc từ kriticos, có nghĩa “những nhận định sâu sắc, sáng suốt”( discerning judgment).. Tư duy phản biện trong bộ khung triết học này đã được triết gia Đức Jürgen Habermas đưa vào áp dụng trong thập kỷ 1970.
Tư duy phản biện làm rõ mục tiêu, khảo sát các giả định, nhận định về những giá trị tiềm ẩn bên trong, đánh giá các minh chứng, hoàn thành các hành động, và đánh giá các kết luận.
“Phản biện” như được dùng trong cụm từ “Tư duy phản biện” bao hàm tầm quan trọng hay tính chất trọng tâm của tư duy đối với một vấn đề, một câu hỏi, hay một mối quan ngại nào đó. “Phản biện” hay “phê phán” trong văn cảnh này không có ý nghĩa “phản đối” hay “tiêu cực”. Có vô số cách dùng hữu ích và tích cực của Tư duy phản biện, chẳng hạn như lập thức một giải pháp khả thi cho một vấn đề cá nhân phức tạp; cân nhắc, thảo luận kỹ với tư cách một nhóm người về những hành động nên tiến hành; hay phân tích những giả định và chất lượng của những phương pháp dùng để đạt tới mức độ tin cậy hợp lý về một giả thuyết cho trước nào đó …. Tư duy phản biện nảy sinh khi chúng ta nhận định, đánh giá, quyết định, hay giải quyết một vấn đề; nói chung, khi chúng ta phải suy tính xem mình phải làm gì hay tin vào điều gì, và làm điều đó một cách có lý lẽ và có suy nghĩ dựa trên thực tế. Đọc, viết, nói và nghe đều có thể diễn ra một cách có tinh thần phê phán hoặc không.
Tư duy phản biện là điều cốt lõi để trở thành một người đọc có trình độ hay một người viết thực sự có đẳng cấp. Trong mọi thuật ngữ chung nhất, tư duy phản biện được diễn tả là “ một cách để đưa ra mọi vấn đề của cuộc sống”
Các kỹ năng cốt lõi của Tư duy phản biện là quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích, và tri nhận tổng hợp. Có một mức độ đồng thuận đáng kể trong các chuyên gia về việc cho rằng một cá nhân hay một nhóm người có gắn bó với một tư duy phản biện mạnh mẽ thì sẽ hết sức chú trọng tới:
Ngoài việc sở hữu kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ, người ta phải được chuẩn bị để sẵn sàng gắn việc giải quyết những vấn đề ấy với việc sử dụng những kỹ năng này. Tư duy phản biện vận dụng không chỉ tri thức về logic mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu và tầm rộng, cũng như sự quan yếu và tính công bằng.
Tư duy phản biện đòi hỏi những khả năng:
“Tư duy phản biện là một nỗ lực nhất quán nhằm xem xét bất cứ niềm tin nào hay bất cứ hình thức tri thức nào dưới ánh sáng của các minh chứng hỗ trợ cho nó và những kết luận xa hơn mà nó nhắm tới.”
Những nguyên tắc và khuynh hướng
Tư duy phản biện vừa là ý muốn vừa là khả năng có thể tự đánh giá những suy nghĩ của chính mình. Tư duy có thể bị phê phán vì ngừoi ta không có đủ những thông tin thiết yếu – thực ra thì những thông tin quan trọng có thể còn chưa được khám phá, hay thậm chí chưa thể biết được– hoặc là vì người ta đã suy luận không hợp lý, dùng những khái niệm không phù hợp, hay thất bại vì không lưu ý tới những ý nghĩa quan trọng bên trong. Tư duy người ta có thể không rõ ràng, thiếu chính xác, không sâu sắc, không thiết thực, chật hẹp, nông cạn, phi logic, hay tầm thường, do ngờ nghệch hay do không biết ứng dụng những kỹ năng tư duy đã học một cách phù hợp ….
Trong khi dùng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề và tìm ra những quyết định một cách có cân nhắc, người ta coi các minh chứng (cũng như những chứng cớ điều tra), bối cảnh của nhận định, những tiêu chí thiết yếu để tạo ra một nhận định đúng, những phương pháp hay kỹ thuật có thể áp dụng được để xây dựng các luận điểm, và những cấu trúc lý thuyết có thể ứng dụng để hiểu những vấn đề trong tầm tay. ….
Tư duy phản biện vận dụng không chỉ tri thức về logic (chính thức, hoặc thường thấy hơn, phi chính thức) mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu và tầm rộng, cũng như sự quan yếu và tính công bằng.
Thói quen hay đặc điểm của ý nghĩ
Thói quen tích cực của việc suy nghĩ biểu lộ đặc điểm của một người sẵn sàng cho tư duy phản biện bao gồm một khát vọng dũng cảm theo đuổi lẽ phải và các minh chứng làm căn cứ cho mọi nhận định bất kể nó sẽ dẫn đến đâu; một đầu óc cởi mở, một sự chú ý trước tới những hậu quả có thể xảy ra đối với một lựa chọn nào đó, một cách tiếp cận có hệ thống trong việc giải quyết vấn đề, một bản tính tò mò muốn biết đến ngọn đến nguồn mọi thứ, một đầu óc không định kiến và sự trưởng thành trong nhận định, cũng như tự tin về lẽ phải.
Khi chỉ có kỹ năng suy nghĩ mà không có những đặc điểm trí tuệ trên đây, thì kết quả là một nhận thức yếu kém về tư duy phản biện. Một đầu óc không định kiến, hay là một cảm thức mạnh mẽ về Tư duy phản biện đòi hỏi sự khiêm tốn, sự cảm thông, tính chính trực, sự kiên trì, can đảm, tự chủ, tự tin vào lẽ phải, và những đặc điểm trí tuệ khác nữa. Bởi vậy, tư duy phản biện mà không có những đặc điểm trí tuệ cốt lõi như thế thường sẽ dẫn đến những tư tưởng thông minh, nhưng có tính chất mánh khóe và phi đạo đức hoặc chủ quan.
Tư duy phản biện là một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học (qua dẫn ra những câu hỏi chấp nhận được, những nguồn minh chứng hay tiêu chí, v.v.). Trong khuôn khổ của chủ nghĩa hoài nghi khoa học, quá trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng. Những khái niệm và nguyên tắc của tư duy phản biện có thể áp dụng cho mọi bối cảnh nhưng chỉ bằng cách cân nhắc kỹ bản chất của sự ứng dụng đó.
Tư duy phản biện được coi là quan trọng trong mọi lãnh vực khoa học là vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của mình, bằng cách đó làm giảm rủi ro vận dụng, hay hành động, hay suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. Tuy nhiên, ngay cả với những kiến thức về phương pháp đặt câu hỏi và lập luận logic, người ta vẫn có thể phạm sai lầm do thiếu năng lực vận dụng hay do những đặc điểm tính cách như tự coi cái tôi của mình là trung tâm vũ trụ. Tư duy phản biện bao hàm việc xác định rõ những định kiến, thiên vị, tuyên truyền, tự lừa dối, xuyên tạc, và những thông tin sai lạc.v.v. Với những kết quả nghiên cứu trong tâm lý học tri nhận, một số nhà giáo dục tin rằng nhà trường cần phải tập trung vào việc dạy cho sinh viên những kỹ năng về tư duy phản biện và nuôi dưỡng trong họ những phẩm chất cốt lõi của hoạt động trí tuệ.
John Dewey chỉ là một trong nhiều nhà lãnh đạo giáo dục đã nhận ra rằng một chương trình đào tạo nhằm vào việc xây dựng kỹ năng tư duy sẽ có lợi không chỉ cho người học mà là cho cả cộng đồng và toàn xã hội.
Điểm mấu chốt để thấy tầm quan trọng của tư duy phản biện trong khoa học là hiểu rõ tầm quan trọng lớn lao của tư duy phản biện trong việc học tập. Có hai ý nghĩa đối với việc học tập. Ý nghĩa thứ nhất xuất hiện khi người học lần đầu tiên xây dựng trong tâm trí mình những ý tưởng cơ bản, những nguyên tắc và lý thuyết cố hữu về nội dung. Đây là quá trình nội tại hóa. Ý nghĩa thứ hai nảy sinh khi người học sử dụng những ý tưởng, nguyên tắc và lý thuyết ấy một cách hữu hiệu vì nó đã trở thành thiết yếu trong đời họ. Đó là quá trình ứng dụng. Thầy giáo giỏi sẽ nuôi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh trong mọi giai đoạn của việc học kể cả giai đoạn khởi sự. Quá trình gắn kết trí tuệ này là trọng tâm của hoạt động trợ giảng tại những trường như Oxford, Durham, Cambridgevà London School of Economics. Người trợ giảng đặt câu hỏi với sinh viên theo cách của triết gia Socrat. Điều trọng yếu ở đây là, người thầy vun đắp tư duy phản biện cho sinh viên bằng cách đưa ra những câu hỏi kích thích tư duy, là điều cốt lõi trong việc kiến tạo tri thức.
Như đã nhấn mạnh trên đây, mỗi chuyên ngành vận dụng những khái niệm và nguyên tắc của tư duy phản biện khác nhau. Những khái niệm cốt lõi thì lúc nào cũng thế, nhưng nó gắn chặt với nội dung từng lĩnh vực cụ thể. Đối với sinh viên, để học được nội dung kiến thức, thì sự gắn kết trí tuệ là điều vô cùng cốt yếu. Mọi sinh viên đều phải tự mình tư duy bằng cái đầu của chính mình, tự mình kiến tạo nên tri thức cho bản thân. Người thầy giáo giỏi nhận thức được điều này và tập trung vào những câu hỏi, bài đọc và những hoạt động kích thích suy nghĩ để sinh viên tự mình làm chủ những khái niệm cốt lõi và những nguyên tắc ẩn dưới sự vật hay sự việc.
Làm thế nào để công tác giám sát và phản biện xã hội có hiệu quả
Trước hết, phải thống nhất cách hiểu hai khái niệm: Giám sát và phản biện xã hội. Theo tôi, giám sát là việc theo dõi, xem xét, phát hiện, đánh giá và kiến nghị đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng. Phản biện xã hội là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án,… đang thời kỳ dự thảo.
Giám sát và phản biện xã hội là hai công tác hết sức quan trọng. Trên thế giới, nước nào cũng vậy, đặc biệt là đối với những nước, chỉ có một Đảng duy nhất lãnh đạo, đều rất coi trọng công tác giám sát và phản biện xã hội. Trước đây, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội, nhưng chưa thường xuyên và chưa có văn bản nào quy định cụ thể nên hiệu quả còn rất hạn chế. Nhưng đây là công tác cần thiết, rất quan trọng, nên ngày 12/12/2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 217 –QĐ/TW về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Như vậy, từ đây giám sát và phản biện xã hội trở thành một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
Giám sát và phản biện xã hội mang tính nhân dân, tính dân chủ, tính xây dựng, và tính khoa học. Giám sát và phản biện xã hội có vai trò rất to lớn. Giám sát góp phần thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; kịp thời phát hiệnnhững sai sót, khuyết điểm, yếu kém để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; phát hiện những nhân tố mới, những mặt tích cực để kịp thời phổ biến nhân rộng, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, làm cho đất nước phát
triển nhanh và bền vững. Phản biện xã hội nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể… ; Từ đó kiến nghị bổ sung, sửa đổi những nội dung thiết thực, góp phần đảm bảo tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội và đảm bảo tính hiệu quả; đồng thời góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội làm cho đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống của nhân dân ngày càng hạnh phúc, văn minh.
Giám sát và phản biện xã hội là công tác khó khăn và phức tạp, chịu sự tác động nhiều chiều. Theo tôi muốn giám sát và phản biện xã hội có hiệu quả cần phải thực hiện những vấn đề sau đây:
- Thứ nhất là phải phân công cụ thể. Trước hết phải coi việc giám sát và phản biện xã hội là công tác của toàn dân, ai cũng có trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội. Nhưng cũng phải có cơ quan, đội ngũ trực tiếp tổ chức thực hiện, tức là có sự phân công cụ thể. Tổ chức nào, cấp nào, ai là người trực tiếp giám sát và phản biện xã hội, tránh phân công chung chung dễ xẩy ra tình trạng, có những việc thực hiện trùng lắp nhưng cũng có những việc không tổ chức nào thực hiện. Trong Quyết định số 217 của Ban chấp hành Trung ương đã nêu rõ việc giám sát và phản biện xã hội giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội. Tất nhiên, trong nội bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cũng phải phân công cụ thể, việc nào cấp Trung ương thực hiện, việc nào cấp địa phương, cơ sở thực hiện; việc nào thì Mặt trận thực hiện, việc nào thì tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc phối hợp thực hiện…
- Thứ hai là chọn việc để giám sát và phản biện xã hội. Đất nước ta trong thời kỳ xây dựng và phát triển nên có nhiều việc phải giám sát và phản biện xã hội nhưng không thể làm một lúc, làm tất cả được. Do đó phải có kế hoạch dài hạn và từng giai đoạn, trước mắt nên lựa chọn những vấn đề phù hợp, thiết thực với đời sống, những vấn đề bức xúc mà nhân dân đang quan tâm để thực hiện trước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần có chương trình, kế hoạch, nội dung giám sát và phản biện xã hội cụ thể, báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khi triển khai để được hỗ trợ và tạo điều kiện thực hiện.
- Thứ ba là cán bộ giám sát và phản biện xã hội . Lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Đội ngũ cán bộ được phân công giám sát và phản biện xã hội phải có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện, dám đương đầu và dám chịu trách nhiệm. Trong cộng đồng khu dân cư cần phát huy vai trò Ban giám sát cộng đồng, Ban thanh tra nhân dân, những người có uy tín, có kinh nghiệm, có tri thức am hiểu vấn đề tham gia giám sát và phản biện xã hội. Khi cần thiết phải tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về giám sát và phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ làm công tác này. Nếu người được phân công giám sát và phản biện xã hội mà bản lĩnh non kém, kiến thức chuyên môn hạn chế, phẩm chất đạo đức lại có vấn đề hoặc cử cán bộ giám sát, phản biện theo kiểu “chọn mặt gửi vàng” thì đôi khi lại thỏa hiệp, hợp thức hóa cho những sai trái, tiêu cực.
- Thứ tư là cơ chế và chính sách. Đảng và Nhà nước cần tạo cho Mặt trận Tổ quốc có được vị trí tương đối độc lập, không lệ thuộc nhiều vào Nhà nước về tổ chức, cán bộ và tài chính. Đồng thời mọi thông tin về những việc cần giám sát và phản biện xã hội phải được minh bạch và công khai. Đảng, Nhà nước, các đoàn thể cần biểu dương, khích lệ những người làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, và có cơ chế bảo vệ những người trung thực, thẳng thắn trong đấu tranh giám sát và phản biện xã hội, thấy đúng thì phát huy, thấy sai thì kịp thời sửa chữa. Có như vậy công việc giám sát và phản biện xã hội mới có hiệu quả, góp phần làm lành mạnh các hoạt động xã hội, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, xây dựng bộ máy Nhà nước thật sự trong sạch vững mạnh, đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Theo hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 9 tháng 9 năm 2014, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội năm 2015 và đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý. Bản Kế hoạch nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung các công việc cần giám sát và thời gian thực hiện, đồng thời phân công cụ thể cho từng tổ chức thực hiện. Kế hoạch năm 2015, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng ta sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, giám sát việc huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia thực hiện chương trình nông thôn mới; giám sát một số hoạt động tư pháp, việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm, giám sát việc sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản và thức ăn gia súc….
Về công tác phản biện xã hội, năm 2015 sẽ tập trung tham gia đóng góp ý kiến vào các dự án luật, các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền các cấp. Đây là những vấn đề, những công việc mà nhân dân tỉnh nhà đang đặc biệt quan tâm. Tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, sự tạo điều kiện của Chính quyền các cấp, với sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, công tác giám sát và phản biện xã hội sẽ thu được những thành quả như mong muốn, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản, văn hóa, cảnh quan sinh thái và thân thiện với môi trường.