UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn lao động tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh tham dự Hội thảo.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn lao động tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh tham dự Hội thảo.
♦ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
1) Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01) Tải mẫu X01
* Lưu ý: Mẫu đơn xin cấp hộ chiếu (Passport) không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.
– Trường hợp có trẻ em dưới 14 tuổi đi kèm thì Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của từng người.
– Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3×4 cm.
– Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4×6 cm.
– Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
2. 4 ảnh làm hộ chiếu: kích thước 4cmx6cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng
3. Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu.
Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để để đối chiếu.
4. Sổ tạm trú KT3 đối với trường hợp người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh (Không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó).
Ngoài xác nhận tạm trú hoặc sổ tạm trú trong tờ khai xin cấp hộ chiếu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đang tạm trú nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh
5. Bản gốc Chứng minh nhân đân của người làm thủ tục xin cấp hộ chiếu.
Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ rang, không ép dẻo.
1. Công dân Việt Nam đang thường trú ở trong nước (có hộ khẩu thường trú tại Sóc Trăng hoặc hộ khẩu thường trú ở địa phương khác nhưng tạm trú dài hạn từ 01 năm trở lên tại Sóc Trăng) có nhu cầu cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu, nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Sóc Trăng. Địa chỉ: số 01 Nguyễn Đình Chiểu, P4, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
– Buổi sáng: từ 7h30’ đến 11h00’
– Buổi chiều: từ 13h30’ đến 17h00’
3. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận và viết biên lai thu lệ phí. Cán bộ thu tiền lệ phí và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu lệ phí cho người nộp hồ sơ.
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
– Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền cho cán bộ trả kết quả để đối chiếu, nếu đầy đủ và đúng người, thì yêu cầu ký nhận và trả hộ chiếu cho người đến nhận kết quả.
◊ Địa điểm trả kết quả: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Sóc Trăng (số 01 Nguyễn Đình Chiểu, P4, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) hoặc qua đường Bưu điện.
– Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
– Buổi sáng: từ 7h30’ đến 11h00’
– Buổi chiều: từ 13h30’ đến 17h00’
» Lệ phí cấp mới: 200.000 đồng.
» Lệ phí sửa đổi, bổ sung: 50.000 đồng.
» Lệ phí cấp lại khi hư hỏng hoặc bị mất: 400.000 đồng.
– Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả;
– Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả.
– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
– Nghị đinh số 65/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
– Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29/11/2007 của Bộ công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước.
– Thông tư số 07/2013/TT-BCA ngày 30/1/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29/11/2007 của Bộ công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước và Thông tư 10/2006/TT-BCA ngày 18/9/2006 của Bộ công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.
– Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08/10/2015 của Bộ tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
♦ Bà con, quý vị có nhu cầu xin visa Canada, Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hàn, Nhật, Đài Loan … Vui lòng liên hệ 0866.806.086 để được hỗ trợ.
Ông Đặng Văn Linh, Hiệu trưởng trường THPT An Thạnh Ba, cho biết các em đánh nhau do mâu thuẫn cá nhân và công an địa phương đã vào cuộc điều tra.
“Các em mâu thuẫn cá nhân rồi hẹn nhau. Chúng tôi đang cùng công an xử lý những em này. Tôi vừa làm việc với phụ huynh. Em P. ở với bà, mẹ không có mặt tại địa phương”, ông Linh nói.
Theo lãnh đạo trường THPT An Thạnh Ba, cuối tháng 2, em P. từng xô xát với học sinh của một trường khác ở xã An Thạnh Nam.
Hiện, em C.T. đang điều trị tại bệnh viện với vết thương chân, sưng mặt, mũi và đầu.
Bánh pía lạp xưởng - Lương Trân Bánh pía lạp xưởng có vị mặn từ thịt và bùi từ đậu xanh kết hợp hương thơm tự nhiên ...
Trung tâm IOC tỉnh Sóc Trăng triển khai chức năng quan trắc nguồn nước trên ứng dụng Công dân Sóc Trăng
Sau hơn 02 năm đi vào hoạt động, ứng dụng Công dân Sóc Trăng (ứng dụng) đã được Trung tâm IOC tỉnh tích hợp nhiều tính năng quan trọng, phục vụ cho người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trong quý II năm 2024, Trung tâm IOC đã phát triển thêm tính năng quan trắc nguồn nước, các thông số về nguồn nước được cập nhật thường xuyên, liên tục lên ứng dụng.
Trung tâm IOC tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tích hợp thêm chức năng quan trắc nguồn nước. Số liệu của các trạm quan trắc được cập nhật tự động, liên tục lên ứng dụng nhằm tăng cường quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước góp phần giúp ích cho người dân dễ dàng theo dõi được những biến động của nguồn nước trên các con sông trong thời gian theo thời gian thực để chủ động ứng phó, tưới tiêu, dự trữ nguồn nước nhằm phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, canh tác hoa màu,…
Hệ thống các trạm quan trắc nguồn nước trên ứng dụng Công dân Sóc Trăng (Ảnh minh họa)
Hiện nay, 7 trạm quan trắc gồm: ST1-Kế Sách; ST2-Rạch Mọp; ST3-Rạch Vọp; ST4-Cái Trâm; ST5-Ngã Năm; ST6-Xẻo Chít và ST7-Dù Tho; Hệ thống được cập nhật tự động, thường xuyên và liên tục. Để theo dõi được diễn biến các chỉ số nguồn nước gần nơi ở, người dân chỉ cần có điện thoại thông minh (smartphone); kết nối internet và đã cài đặt ứng dụng Công dân Sóc Trăng; chọn vào chức năng “Môi trường và thời tiết”; chọn tiếp “Quan trắc nguồn nước”. Hệ thống sẽ hiển thị 7 trạm quan trắc đang có trên bản đồ nền của tỉnh; chọn vào trạm quan trắc cần theo dõi, hệ thống sẽ trả kết quả như: Mã trạm; địa chỉ; thời gian cập nhật; độ mặn (g/l); nhiệt độ nước (oC); mực nước (m) và độ pH trong khoảng thời gian 24 giờ, 72 giờ và 7 ngày.
Chi tiết Quan trắc nguồn nước tại trạm ST1-Kế Sách
Trong thời gian tới, Trung tâm IOC tỉnh Sóc Trăng sẽ bổ sung thêm 04 trạm quan trắc nước do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý để phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh./.
Ở mỗi quốc gia đều có vô vàn loài hoa đẹp nhưng chỉ có một loài được chọn làm quốc hoa. Quốc hoa là loài hoa tiêu biểu, là biểu tượng cho tính cách con người, cho tinh thần dân tộc của đất nước. Vậy quốc hoa của Hàn Quốc là gì? Hôm nay, hãy cùng Sunny tìm hiểu loài hoa đặc trưng của Hàn Quốc và 5 quốc hoa nổi tiếng của các nước nhé!
Quốc hoa của Hàn Quốc là hoa Mugung (Mugunghwa) có:
+ Tên khoa học: Hibiscus syriacus
+ Tên tiếng Anh: Hibiscus hoặc Rose of Sharon
+ Tên tiếng Việt: hoa Mugung, hoa hồng Sharon
Mugunghwa xuất hiện đầu tiên ở các quốc gia Tiểu Á và được phân bố rộng rãi ở những vùng có khí hậu ôn đới như Nam Á và Đông Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ.
Tại Hàn Quốc, từ thời cổ đại, người ta đã thấy có sự xuất hiện của hoa Mugung và ngày nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loài hoa này vì chúng mọc ở khắp mọi nơi và mọc nhiều nhất là ở 2 tỉnh Pyeongan và Gangwon. Có lẽ, vì vậy mà Hàn Quốc còn được gọi là “Cẩn Hoa Chi Hương” – đất nước của hoa Mugung.
Hoa Mugung thuộc họ Cẩm quỳ (Dâm bụt) nên nhìn qua rất giống với hoa dâm bụt ở Việt Nam. Thân cây cao trung bình từ 2 – 3 mét, thẳng đứng, không có lông. Vỏ cây màu xám tro. Lá cây có hình dạng giống quả trứng, dài khoảng 4 – 10 cm, mọc đan vào nhau và tập trung chủ yếu trên 3 nhánh cây mọc sâu.
Hoa hồng Sharon thường nở vào mùa hè, từ tháng 7 – tháng 9. Hoa nở vào sáng sớm, tàn lúc hoàng hôn. Cây hoa hồng Sharon nhỏ nở khoảng 20 bông mỗi ngày, còn cây lớn nở khoảng 50 bông mỗi ngày. Tính ra, trong một năm, mỗi cây hoa hồng Sharon nở khoảng 2000 – 5000 bông.
Hoa có nhiều màu như trắng, tím, đỏ tía,… nhưng phổ biến nhất vẫn là màu hồng. Cách hoa dài khoảng 6 – 10 cm, có nếp nhăn, bên trong có chấm đỏ. Mugung có hai loại, hoa đơn và hoa kép:
+ Hoa Mugung đơn có đường kính khoảng từ 6 – 10 cm, có 5 cánh.
+ Hoa Mugung kép có đường kính khoảng từ 4 – 5 cm.
Quả và cánh hoa Mugung được dùng để pha trà tạo nên hương thơm thanh mát, dịu nhẹ và có ứng dụng rộng rãi trong Đông y.
Hoa Mugung là biểu tượng của Hàn Quốc, biểu tượng cho tính cách giản dị, mạnh mẽ, bất khuất của con người nơi đây.
Không kiêu sa như hoa hồng, Mugung mang một vẻ đẹp bình dị, gần gũi, tượng trưng cho tính cách giản dị của người dân xứ sở kim chi.
Mugunghwa có sức sống dẻo dai, mãnh liệt vì có thể sinh tồn và phát triển trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như vách đá, khe suối. Bên cạnh đó, hoa Mugung mỗi ngày nở một lần như một vòng tuần hoàn không hồi kết và luôn nở vào sáng sớm. Điều này tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, tinh thần bất diệt, sự thịnh vượng, trường tồn của của đất nước.
Người dân Hàn Quốc dành cho hoa Mugung một tình yêu tha thiết và mãnh liệt. Mugung gắn liền với cuộc sống của họ:
+ Hình ảnh của loài hoa này được xuất hiện trong bài hát Quốc ca Hàn Quốc: “Hoa Mugung, nở ngàn dặm trên những ngọn núi và bên những dòng sông tươi đẹp”.
+ Biểu tượng của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Hàn Quốc đều là hình ảnh của hoa Mugung.
+ Chân đế cắm quốc kỳ được làm theo hình dáng của nụ hoa Mugung.
+ Đoàn tàu lửa chạy từ Seoul đến Busan và các tỉnh lân cận được đặt tên là Mugunghwa.
+ Từ năm 1955, các vệ tinh quân sự Hàn Quốc phóng lên quỹ đạo cũng được đặt tên là Mugunghwa.