Sự kiện tháng 6/1924, gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?
Sự kiện tháng 6/1924, gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?
Sự kiện 6/1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?
Người dự đại hội quốc tế VII của quốc tế cộng sản
Người dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản
Người dự đại hội quốc tế phụ nữ
Người dự đại hội Nông dân quốc tế
Tháng 6/1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V của Quốc tế cộng sản tại Liên Xô.
Sau khi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã rời Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) và chọn nơi này đặt trạm liên lạc trung tâm. Từ đây có thể trực tiếp hoặc thông qua Hồng Công liên lạc với Việt Nam, Xiêm, Nga, Pháp bằng đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không từng chặng ngắn.
Trạm liên lạc trung tâm Quảng Châu dùng để tiếp nhận thanh niên từ trong nước sang, tổ chức huấn luyện họ về lý luận cách mạng rồi cử về nước hoạt động và tranh thủ sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. Ngoài ra còn có các trạm liên lạc đặt ở Quảng Tây, cực Nam Quảng Đông. Từ trong nước sang có các tuyến:
- Móng Cái, Quảng Châu: xuất phát từ cơ sở nhà số 7 Bến Ngự - Nam Định đến Hải Phòng, Móng Cái tới cơ sở liên lạc ở Nà Sản Tụ, đi thuyền buồm sang Bắc Hải và sông Hoàng Phố ngược lên Quảng Châu.
- Lạng Sơn qua Long Châu - Nam Ninh (Quảng Tây) đến Quảng Châu kết hợp đi bằng xe lửa, đường bộ, đường thuỷ; phải vượt qua nhiều núi non hiểm trở, nguy hiểm và mất nhiều thời gian.
- Các tàu buôn của Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật chạy tuyến Sài Gòn - Hải Phòng - Hồng Công - Thượng Hải với các cơ sở là thuỷ thủ yêu nước, giác ngộ cách mạng người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
- Từ Nghệ - Tĩnh sang Trại Cày của Đặng Thúc Hứa ở Bản Đông - Phìchịt (Xiêm) đi theo tuyến Băng Cốc - Quảng Châu bằng tàu thuỷ.
Ngoài ra để liên lạc với Quốc tế Cộng sản và đại diện các đảng anh em ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hệ thống liên lạc của cơ quan đại diện của hãng Rôxta và của phái bộ Bôrôđin. Bình thường thư từ, báo chí, tư liệu, báo cáo được các tàu buôn Liên Xô chạy đường Hồng Công - Thượng Hải - Vlađivôxtốc chuyển.
Vậy đáp án đúng là : Người dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có hai hình thức đào tạo thạc sĩ bao gồm:
- Hình thức đào tạo chính quy áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng ứng dụng.
- Hình thức đào tạo vừa làm vừa học áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng.
- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với mỗi hình thức đào tạo thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT đối với mỗi hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho học viên. Thời gian đào tạo được quy định như sau:
- Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời bảo đảm đa số học viên hoàn thành chương trình đào tạo;
- Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo;
- Thời gian tối đa để học viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.
Dinh Sơn Trung là dinh thờ Đức Cố Quản Trần Văn Thành. Địa điểm này tọa lạc tại ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành. Vùng đất lịch sử này còn có tên gọi khác là “Bảy Thưa - Láng Linh” bởi vì nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo. “Láng” được hiểu là vùng đất trũng, “Linh” là tên gọi của một loài cá đặc trưng tại nơi này. Theo một số người dân, “Linh” còn biểu hiện cho sự linh thiêng ở chốn rừng sâu, do đó họ thường đến đây để cầu khấn về một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Bên cạnh đó, khu vực trung tâm của Láng Linh còn được gọi là Bảy Thưa bởi vì ở đây mọc lên rất nhiều cây thưa. Theo thời gian, vùng đất bãi thưa bị đọc thành tên “Bảy Thưa”.
An Giang là vùng nằm gần với xích đạo nên nơi này chịu ảnh hưởng bởi đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết An Giang được chia làm hai mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4. Trong đó, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 là thời điểm lý tưởng để bạn du lịch đến địa phương này. Lúc này cũng chính là mùa nước nổi An Giang, bạn sẽ dễ dàng tham quan Dinh Sơn Trung và kết hợp khám phá thêm Thánh đường Cù Lao Giêng (thánh đường họ Đầu Nước). Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích các hoạt động lễ hội thì hãy đến Dinh Sơn Trung vào các ngày 19 đến 22 tháng 2 hàng năm nhé.
Xem thêm: Lênh đênh Chợ nổi Long Xuyên và những trải nghiệm mua sắm thú vị
Để chuyến khám phá Dinh Sơn Trung được diễn ra trọn vẹn, bạn cần lưu ý một số điều bên dưới đây:
- Nhớ mang theo đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân cần thiết trong quá trình nhận phòng khách sạn, thuê xe máy
- Hãy xem trước dự báo thời tiết để đảm bảo chuyến đi của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa bất chợt
- Bạn nên lựa chọn chỗ thuê xe máy uy tín, kiểm tra kỹ càng các bộ phận của xe và đổ xăng đầy bình
- Nếu bạn bị say xe, say tàu thì nên chuẩn bị sẵn thuốc say xe, say tàu nhé
- Khi đến các điểm du lịch tâm linh như Dinh Sơn Trung thì bạn nên ăn mặc kín đáo, nhẹ nhàng và lịch sự
- Nhớ bật nhỏ chuông điện thoại, ăn nói nhỏ nhẹ trong quá trình hành lễ, dâng hương
- Cảnh giác với những người chuyên lừa đảo bằng hình thức ăn xin, trộm cắp
- Bạn nhớ chuẩn bị lễ trước khi đi để chuyến hành hương được diễn ra nhanh chóng
An Giang nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231km nên bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn về phương tiện khi di chuyển đến địa phương xinh đẹp này.
Đây là phương tiện di chuyển lý tưởng dành cho những ai xuất phát từ miền Trung hoặc miền Bắc. Để đến được An Giang trước hết bạn cần di chuyển tới sân bay Cần Thơ rồi mới tiếp tục bắt xe khách đến địa phương này. Giá vé máy bay xuất phát từ Hà Nội rơi vào khoảng 1.300.000 VND/vé, vé xuất phát từ Đà Nẵng có giá khởi điểm 800.000 VND/vé.
Hiện nay, có rất nhiều nhà xe khai thác tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang. Bạn có thể đến bến xe miền Tây để đặt vé của một số nhà xe nổi tiếng như Phương Trang, Hùng Cường, Hiếu Trung… Thời gian di chuyển ước tính khoảng 5 - 6 giờ đồng hồ với mức giá khởi điểm là 180.000 VND/vé.
Xuất phát theo hướng Quốc lộ 1A, bạn sẽ đi qua lần lượt các tỉnh Long An, Tiền Giang. Sau khi qua cầu Mỹ Thuận, bạn rẽ trái vào Quốc lộ 80 đi Sa Đéc, Đồng Tháp. Kết thúc quãng đường dài 35km bạn sẽ thấy cầu Vàm Cống, tỉnh An Giang.
Sau khi đã đến An Giang bằng một trong ba loại phương tiện trên thì bạn nhanh chóng di chuyển tới Dinh Sơn Trung theo chỉ dẫn trên Google Map. Nếu gặp khó khăn về đường đi hay bị lạc đường thì đừng ngần ngại mà hãy nhờ sự giúp đỡ của người dân địa phương nhé.
Đền thờ Láng Linh được người dân An Giang xây dựng vào năm 1952. Đến năm 1975, nơi này mới được trùng tu, xây dựng và bổ sung cho đến ngày nay. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1986, Khu Di tích Dinh Sơn Trung đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Mãi cho đến năm 2000, Dinh Sơn Trung đã được xây mới và sửa chữa với tinh thần đóng góp tự nguyện của người dân trong và ngoài huyện Châu Thành.
Nơi đây có diện tích rộng khoảng 4 hecta, xung quanh là hệ thống kênh rạch, ruộng đồng chằng chịt. Cấu trúc của Dinh Sơn Trung bao gồm 1 chánh điện để thờ Đức cố Quản cơ Trần Văn Thành, 2 bên là Tây lang và Đông lang, nơi dành cho các tín đồ thập phương nghỉ ngơi và ăn uống. Bên cạnh đó, tại Dinh Sơn Trung còn có nhà tắm rộng cùng nhà vệ sinh cực sạch sẽ. Không những vậy, Ban quản lý của khu di tích này còn cho xây dựng lại khu Lò rèn - nơi ngày xưa Ông Cố cùng nghĩa bình rèn giáo đánh giặc. Tại đây có các công trình phục dựng cùng khu nhà thờ xây dựng theo kiểu nhà sàn nền bằng bê tông có lát gạch. Ngoài ra, bên kia con rạch còn là đền thờ của vợ ông Đức cố Quản cơ Trần Văn Thành được xây dựng khang trang.
Khi đến Dinh Sơn Trung bạn sẽ được sống lại những phút giây hào hùng của ông cha ta qua lời kể của chú Bảy. Hơn thế, bạn còn được thưởng thức những món ăn thời chiến, đa số là món chay. Bạn có thể dùng bữa miễn phí hoặc nếu có lòng thì đóng góp vào quỹ chung của Dinh để làm từ thiện tại địa phương nhé.
Dinh Sơn Trung còn cho phép mọi người có thể nghỉ lại qua đêm. Ở đây luôn có sẵn mền, chiếu để bạn thoải mái chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, bạn sẽ còn có cơ hội chiêm ngưỡng bình minh sau khi thức dậy vào sáng sớm.
Ghé thăm Dinh Sơn Trung, ngoài việc được chiêm ngưỡng cảnh đẹp bạn sẽ còn có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động thú vị như giăng câu, dỡ lớn, dỡ chài và các trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc.
Trong hành trình khám phá Dinh Sơn Trung, bạn hãy một lần trải nghiệm ẩm thực An Giang nhé. Dưới đây là danh sách các món ngon mà ai cũng nên thử:
- Bún cá Châu Đốc: Đây là món ngon trứ danh tại An Giang. Món bún cá này có vị nhạt, thơm mùi nghệ. Khi ăn bạn nên kẹp thêm rau muống bào, bắp chuối thái sợi để gia tăng hương vị nhé.
- Gỏi sầu đâu: Món ăn này có vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị chua của me hòa vị đắng hậu ngọt của lá sầu, thêm một chút vị cay của ớt.
- Lẩu mắm: Là một món ăn phổ biến, có ở hầu hết các quán ăn địa phương. Lẩu mắm An Giang nổi tiếng bởi mùi thơm, sạch.
Dinh Sơn Trung là một điểm tham quan thú vị mà bạn nhất định phải ghé thăm. MIA.vn tin chắc rằng bạn sẽ phải say đắm trước phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng những câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa. Chúc bạn có một chuyến khám phá An Giang vui vẻ, trọn vẹn bên gia đình và người thân. Đừng quên mang theo Cẩm nang du lịch của MIA.vn trong chuyến đi của bạn nhé.