Khi tiến hành mua hàng nhập khẩu, nhân viên kế toán cần thực hiện việc điền thông tin vào tờ khai Hải quan và tiến hành thanh toán các loại thuế như thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Khi tiến hành mua hàng nhập khẩu, nhân viên kế toán cần thực hiện việc điền thông tin vào tờ khai Hải quan và tiến hành thanh toán các loại thuế như thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Dự toán chi phí quản lý dự án năm là văn bản bản do cá nhân có nhiệm vụ lập như cá nhân làm trong bộ phận kế toán, kê khai những dự toán những chi phí cần dùng để quản lý dự án trong vòng một năm.
Dự toán chi phí quản lý dự toán năm được dùng dự tính các khoản chi phí mà dự án cần phải sử dụng trong một năm, khi đó chủ thể có thẩm quyền phê duyệt để cấp ngân sách cho hoạt động quản lý dự án trong năm.
Bước 1: Hạch toán chi phí trước hải quan
– Trong phần Mua hàng, bạn cần chọn Chứng từ mua dịch vụ (hoặc vào tab Mua hàng hóa, dịch vụ và nhấn ThêmChứng từ mua dịch vụ).
– Tiếp theo, chọn phương thức thanh toán.
– Sau đó, tích chọn Là chi phí mua hàng và nhập thông tin chi tiết về phí trước hải quan.
– Khi hoàn tất việc nhập thông tin, nhấn Cất.
– Đối với các chi phí trước hải quan phát sinh bằng ngoại tệ, cần lựa chọn Loại tiền ngoại tệ để nhập giá trị của chi phí trước hải quan.
– Trước khi tạo chứng từ mua dịch vụ, kế toán cần khai báo một mục hàng là phí trước hải quan với tính chất Dịch vụ trong danh mục Vật tư hàng hoá.
Bước 2: Hạch toán chi phí vận chuyển hàng về kho
– Thực hiện thêm chứng từ mua dịch vụ tương tự như ở bước 1.
Bước 3: Hạch toán chứng từ mua hàng nhập khẩu về nhập kho
– (Trước tiên cần vào menu Hệ thốngTùy chọnMua hàng, tích chọn ô Tính Giá tính thuế nhập khẩu dựa trên Phí trước HQ nguyên tệ, Phí trước HQ bằng tiền hạch toán)
– Trên phân hệ Mua hàng, chọn Chứng từ mua hàng hóa (hoặc vào tab Mua hàng hóa, dịch vụ, nhấn ThêmChứng từ mua hàng hóa).
– Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ mua hàng:
+ Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là Mua hàng nhập khẩu nhập kho.
+ Lựa chọn phương thức thanh toán.
+ Chọn Loại tiền => Tỷ giá sẽ được tự động lấy lên theo cách thiết lập tại danh mục Loại tiền (Có thể nhập lại tỷ giá theo đúng thực tế nếu cần)
– Tại tab Phí trước hải quan, thực hiện phân bổ phí trước hải quan đã được khai báo ở bước 1:
+ Thiết lập các điều kiện tìm kiếm chứng từ chi phí, sau đó nhấn Lấy dữ liệu.
+ Tích chọn chứng từ hạch toán chi phí trước hải quan cần phân bổ vào giá trị hàng nhập khẩu.
+ Nhập lại số tiền được phân bổ nếu chứng từ chi phí trước hải quan được sử dụng để phân bổ cho nhiều chứng từ mua hàng khác nhau.
Cột Số phân bổ lần này phản ánh số tiền phân bổ theo nguyên tệ (áp dụng với phí trước hải quan phát sinh bằng ngoại tệ).
Cột Số phân bổ lần này QĐ phản ánh số tiền phân bổ theo đồng tiền hạch toán hoặc được quy đổi ra đồng tiền hạch toán.
+ Chọn phương thức phân bổ và nhấn Phân bổ.
+ Nhấn Đồng ý. Chương trình sẽ tự động phân bổ phí trước hải quan bằng ngoại tệ và phí trước hải quan bằng tiền hạch toán vào giá trị hàng nhập khẩu. Đồng thời, cập nhật giá trị tương ứng vào cột Phí trước HQ bằng ngoại tệ, cột Phí trước HQ bằng tiền hạch toán trên tab Thuế và cột Phí trước hải quan trên tab Hàng tiền.
+ Ở tab Thuế: Nhập thông tin về thuế suất thuế nhập khẩu/thuế chống bán phá giá/thuế TTĐB (nếu có)/thuế GTGT của hàng nhập khẩu. Chương trình sẽ tự động tính toán số tiền thuế cần nộp dựa trên thông tin thực tế trên tờ khai hải quan.
Lưu ý: Chương trình đáp ứng các trường nhập thông tin thuế chống bán phá giá từ MISA SME 2022 – R22
– Ở tab Phí hàng về kho, thực hiện việc phân bổ chi phí hàng về kho tương tự như cách phân bổ chi phí trước hải quan.
– Trong tab Hóa đơn: nhập thông tin của chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng (chi phí trước hải quan, chi phí hàng về kho) vào giá mua hàng hóa
– Vào phân hệ Tổng hợp, chọn Chứng từ nghiệp vụ khác.
– Hạch toán bút toán kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa.
– Nếu không theo dõi chi phí mua hàng trên tài khoản 1562, tại bước 1 và bước 2, có thể hạch toán trực tiếp chi phí mua hàng vào tài khoản 1561 và bỏ qua bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa.
– Nếu Thủ kho tham gia sử dụng phần mềm, khi chứng từ mua hàng nhập khẩu nhập kho được tạo ra, chương trình sẽ tự động tạo ra phiếu nhập kho trên tab Đề nghị nhập, xuất kho của Thủ kho. Thủ kho sau đó sẽ thực hiện ghi sổ phiếu nhập kho vào sổ kho.
– Nếu chứng từ mua hàng được chọn phương thức thanh toán ngay, hệ thống sẽ tự động tạo ra các chứng từ chi tiền mặt hoặc chi tiền gửi ngân hàng trên phần mềm Quỹ hoặc Ngân hàng, dựa trên hình thức thanh toán như tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản hoặc séc tiền mặt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.
Mỗi dự án xây dựng khi xây dựng, hay đi vào khai thác thì hằng năm đều cần phải có dự toán hoạt động trong năm, để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp ngân sách. Trong hoạt động dự toán đó thì có tên gọi là hoạt động dự toán chi phí quản lý dự án năm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về dự toán chi phí quản lý dự án năm.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm là mẫu số: 04/DT-QLDA đối với người lập mẫu là chủ đầu tư và mẫu số 05/DT- QLDA đối với người lập dự toán là Ban quản lý dự án được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Mẫu dự toán như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Xem thêm: Xác nhận phạm vi trong quản lý phạm vi dự án là gì? Hoạt động xác nhận và vai trò
Xem thêm: Bản mô tả phạm vi dự án là gì? Nội dung và vai trò của bản mô tả
(1) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản
(2) Ghi tên chủ đầu tư, ban quản lý dự án
Tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 06/2019/TT- BTC, quy định về nội dung dự toán chi tại Điều 11 bao gồm các khoản chi sau::
– Lương ngạch, bậc theo quỹ lương được giao; lương theo hợp đồng lao động đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Xem thêm: Xác định phạm vi trong quản lý phạm vi dự án là gì? Căn cứ và kỹ thuật xác định
– Chi tiền lương làm thêm giờ, làm đêm theo quy định của Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Nghị định số 45/2013/NQ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Thông tư liên tịch Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có)).
* Chi tiền công trả cho lao động theo công việc cụ thể, theo thỏa thuận trong hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật.
Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với các cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2014/NĐ- CP ngày 19/2/2013 và Nghị định số 117/2016/NĐ- CP ngày 21/7/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; Nghị định số 116/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ.”
Phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án gồm :
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm việc kiêm nhiệm quản lý dự án tại một BQLDA được hưởng phụ cấp quản lý dự án theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc tại BQLDA. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án một tháng cho một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp lương một tháng của cá nhân đó.
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm kiêm nhiệm ở nhiều BQLDA thì mức phụ cấp quản lý dự án kiêm nhiệm được xác định tương ứng với tỷ lệ thời gian làm việc cho từng BQLDA, nhưng tổng mức phụ cấp của tất cả các BQLDA làm kiêm nhiệm tối đa bằng 100% mức lương theo cấp bậc, phụ cấp lương được hưởng.
– Những người đã hưởng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định tại Khoản này.
Xem thêm: Thu thập yêu cầu trong quản lý phạm vị dự án là gì? Phân loại và kỹ thuật thu thập
* Các khoản trích nộp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có), kinh phí công đoàn, trích nộp khác đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
* Chi khen thưởng: thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất (nếu có) và các chi phí liên quan đến khen thưởng. Mức chi tiền thưởng cho cá nhân, tập thể theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng. Mức trích lập dự toán chi tiền thưởng tối đa bằng 20% tổng quỹ tiền lương chức vụ, ngạch, bậc của số cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng
* Chi phúc lợi tập thể: Thanh toán tiền nghỉ phép, nghỉ chế độ, trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền thuốc y tế.
* Chi thanh toán dịch vụ công cộng: tiền điện, tiền nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, khoán phương tiện, các dịch vụ khác.
* Chi mua vật tư văn phòng: công cụ, dụng cụ văn phòng, tủ tài liệu, bàn ghế, văn phòng phẩm, bảo hộ lao động, khác.
* Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: cước phí điện thoại, bưu chính, Fax, Internet, sách, báo, tài liệu quản lý.
* Chi phí hội nghị: thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
* Chi thanh toán công tác phí: thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
* Chi phí thuê mướn: thuê phương tiện đi lại, nhà làm việc, thiết bị phục vụ các loại, thuê chuyên gia và giảng viên, thuê đào tạo lại cán bộ, thuê mướn khác.
* Chi đoàn đi công tác tại nước ngoài: thực hiện theo nội dung, tiêu chuẩn, định mức chi tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
* Chi đoàn vào: Thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung (nếu có).
*.Chi sửa chữa thường xuyên tài sản: việc sửa chữa tài sản phục vụ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, BQLDA phải có trong dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt, theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công..
* Chi phí mua sắm tài sản dùng cho quản lý dự án: nhà cửa, phương tiện đi lại, thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy tính, phần mềm máy tính, máy văn phòng, các tài sản khác phục vụ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, BQLDA phải có trong dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt, theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công
* Chi phí khác: nộp thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm tài sản và phương tiện, tiếp khách, chi ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin công trình và một số khoản chi khác.
* Dự phòng: tối đa bằng 10% của dự toán.
Định mức chi tiêu đối với các khoản chi tại điều này thực hiện theo các quy định hiện hành đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, cá nhân có nhiệm vụ đó là phụ trách kế toán, người lập sẽ lập ra dự toán trên, theo mẫu số 04/DT-QLDA trên, gồm các khoản chi tiêu được liệt kê sẽ bao gồm: chi tiền lương; chi tiền công trả cho lao động theo công việc cụ thể; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp theo lương; chi khen thưởng, chi phúc lợi tập thể, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi mua vật tư văn phòng, chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi phí hội nghị; chi thanh toán công tác phí; chi phí thuê mướn, chi đoàn đi công tác tại nước ngoài, chi đoàn vào, chi sửa chữa thường xuyên,…. Chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện thẩm định, phê duyệt dự toán chi.