Danh sách điểm sàn các trường đại học khối ngành Báo chí, Truyền thông trên cả nước, quý phụ huynh và thí sinh tham khảo:
Danh sách điểm sàn các trường đại học khối ngành Báo chí, Truyền thông trên cả nước, quý phụ huynh và thí sinh tham khảo:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM là một trong những trường đào tạo uy tín về ngành truyền thông báo chí. Trường nổi tiếng với chương trình đào tạo sâu rộng, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên tiếp cận được những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực này.
Ngành truyền thông báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và kết nối xã hội. Với sự phát triển của công nghệ số và các phương tiện truyền thông mới, ngành này đang không ngừng mở rộng và cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
VinUni mặc dù không cung cấp ngành Truyền thông Báo chí truyền thống, nhưng lại có Chương trình Cử nhân Truyền thông Đa phương tiện thuộc Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng. Điều này tạo ra một sự lựa chọn đáng chú ý cho những ai quan tâm đến lĩnh vực truyền thông nhưng muốn tiếp cận một cách đa chiều và hiện đại hơn.
Ngành Truyền thông Đa phương tiện tại VinUni không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết sâu sắc mà còn trang bị sinh viên với các kỹ năng đa nền tảng tiên tiến và kiến thức công nghệ tích hợp. Điều này giúp sinh viên có khả năng ứng dụng và thích nghi với sự phức tạp và đòi hỏi ngày càng cao của thế giới thông tin hiện đại nói chung và ngành báo chí nói riêng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ không chỉ có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề truyền thông trong thực tiễn mà còn sở hữu kinh nghiệm làm việc thực chiến trong lĩnh vực Truyền thông kỹ thuật số và Quan hệ công chúng. Đồng thời, họ cũng được rèn luyện trong các kỹ năng mềm như tự học, kỹ năng học tập suốt đời và khả năng lãnh đạo – tất cả đều là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong ngành truyền thông hiện đại.
Với Chương trình Cử nhân Truyền thông Đa phương tiện của VinUni, sinh viên không chỉ có thể đảm nhận các vị trí trong lĩnh vực truyền thông mà còn có thể tự do khám phá và thực hiện sự nghiệp báo chí nếu muốn. Điều này thể hiện sự linh hoạt và đa dạng của lựa chọn học tập tại trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên.
Sinh viên theo học ngành truyền thông báo chí sẽ được đào tạo về các kỹ năng viết báo, phỏng vấn, xử lý thông tin, cũng như cách sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại. Ngoài ra, chương trình học còn bao gồm kiến thức về quản lý truyền thông, phát triển nội dung số, và các nền tảng truyền thông xã hội.
Để trả lời cho câu hỏi ngành Truyền thông Báo chí học trường nào trước tiên chúng ta cần định nghĩa được ngành Truyền thông Báo chí. Đây là lĩnh vực rất rộng nhưng mang nhiệm vụ chính là tổng hợp thông tin, tin tức sau đó truyền đạt lại với mọi người qua nhiều hình thức khác nhau.
Báo chí chỉ là một nhánh nhỏ trong lĩnh vực truyền thông, báo chí giúp đưa thông tin đến người đọc về các sự kiện, diễn biến đang xảy ra hằng ngày thông qua hình ảnh, câu chữ được trình bày trên các mặt báo giấy hoặc báo điện tử. Ngoài ra còn một số ngành nghề cũng thuộc lĩnh vực truyền thông như: biên tập viên, MC, người sáng tạo nội dung,… sẽ được đề cập chi tiết bên dưới.
Chính vì phạm trù ngành Truyền thông Báo chí khá đa dạng nên đòi hỏi người làm nghề phải có những tố chất nhất định:
Người mang tư duy nghệ thuật có khả năng nhìn nhận sự việc đa chiều để đưa ra góc nhìn khác biệt, mới mẻ. Tính tư duy nghệ thuật được thể hiện qua khả năng sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh,… những nội dung độc đáo, thể hiện chất riêng sẽ dễ thu hút công chúng và nhận được nhiều sự quan tâm hơn.
Một người làm Truyền thông Báo chí cần liên tục cập nhật các tin tức, sự kiện thông qua đó nắm bắt nhanh các vấn đề tiềm năng. Sau khi tiếp nhận thông tin bạn còn phải biết cách chắt lọc để tìm được chủ đề hấp dẫn rồi triển khai đến công chúng.
Ở lĩnh vực này, kiến thức càng nhiều sẽ càng giúp bạn dễ dàng truyền đạt thông tin tốt hơn. Chính vì thế hãy luôn cập nhật cho mình những kiến thức từ văn hóa, nghệ thuật, giáo dục đến cả những vấn đề khô khan như chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật,…
Để dễ dàng thu thập tin tức thì khả năng giao tiếp tốt là điều hết sức cần thiết. Một người hoạt ngôn sẽ dễ dàng tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác, nắm bắt thông tin nhanh hơn và xử lý tình huống nhanh hơn nếu có gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp.
Vì đây là lĩnh vực thường xuyên phải làm việc với cường độ cao, di chuyển liên tục và thời gian hoạt động thất thường nếu sức khỏe không tốt sẽ rất khó thích nghi. Hãy rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt, dẻo dai nếu bạn vẫn có ý định dấn thân vào lĩnh vực này.
Sức khỏe tốt sẽ giúp bạn dễ hòa nhập với công việc ngành Truyền thông.
Khi theo học Truyền thông Đa phương tiện tại VinUni các chương trình thực tập và dự án cuối khóa giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đây là thời điểm để sinh viên thể hiện bản thân, áp dụng các kỹ năng và kiến thức chuyên ngành vào môi trường thực tiễn.
Sinh viên có thể xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp trong ngành, củng cố định hướng phát triển nhờ đó tạo ra cơ hội việc làm cao hơn sau khi tốt nghiệp.
Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm sẽ từng bước giúp bạn trở thành nhân tài cho tương lai
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thêm thông tin ngành Truyền thông Báo chí học trường nào tốt cũng như cơ hội nghề nghiệp khi theo học ngành này. Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì ngành nghề này dự kiến sẽ còn tạo được nhiều dấu ấn hơn trong tương lai. Nếu bạn quyết tâm gia nhập lĩnh vực Truyền thông Báo chí thì đừng bỏ qua ngành Truyền thông Đa phương tiện tại VinUni nhé!
Ngành truyền thông báo chí là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn của các bạn trẻ tại TP.HCM. Vậy, ngành truyền thông báo chí học trường nào ở TP.HCM để có chất lượng đào tạo tốt và cơ hội phát triển nghề nghiệp? Cùng Khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền tìm hiểu nhé.
Khi lựa chọn trường đại học để học ngành truyền thông báo chí, các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố sau đây:
Chất lượng giảng dạy là yếu tố quan trọng nhất khi chọn trường. Một trường đại học có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chương trình học hiện đại sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
Nếu bản thân đã nắm vững được những yếu tố trên thì cơ hội nghề nghiệp vô cùng đa dạng, thú vị và rộng mở:
Là người chịu trách nhiệm rà soát, kiểm chứng lại toàn bộ tính đúng đắn của thông tin cũng như cách trình bày sao cho nội dung được chỉn chu trước khi xuất bản. Vị trí biên tập viên thường có trong các hãng phim, tòa soạn báo, đài truyền hình, nhà xuất bản sách hay các công ty truyền thông,… Nghề biên tập viên yêu cầu phải có kỹ năng viết lách “thượng thừa”, tỉ mỉ, tư duy nhanh nhạy cùng khả năng ngoại ngữ tốt.
Còn được biết là nhà báo hay ký giả làm việc ở đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, hãng thông tấn,… Nhiệm vụ chính của phóng viên là đi thu thập thông tin, quan sát, ghi chép, xử lý để đưa thông tin đó đến với công chúng.
Phóng viên có thể đảm nhận nhiều vị trí nghiệp vụ khác nhau như: Phóng viên chiến trường; Phóng viên không biên giới; phóng viên truyền hình;…
Để trở thành một phóng viên thực thụ đòi hỏi bạn phải có kỹ năng:
– Viết bài xúc tích, rõ ràng, thuyết phục.
– Kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn để thu thập thông tin
– Nhạy bén với tin tức, phân tích, xử lý thông tin nhanh chóng.
– Làm việc tốt dưới cường độ công việc dày đặc và áp lực cao.
– Luôn trung thực, đưa thông tin chính xác, không thêm bớt gây lệch lạc thông tin.
Công việc chính là ghi hình, chụp ảnh minh họa,… tùy thuộc vào công ty, lĩnh vực hoạt động. Bạn có thể làm việc trong studio hoặc làm việc ngoài môi trường thực tế.
Ngành nghề này đòi hỏi bạn cần thành thạo các thiết bị cùng kỹ năng sản xuất, nắm vững các nghiệp vụ báo chí để sản phẩm đáp ứng đúng quy chuẩn ngành. Ngoài ra, bạn cần có thể trạng tốt để thích nghi với môi trường làm việc khắc nghiệt.
Vị trí công việc này yêu cầu bạn phải biết cách sắp xếp, kết hợp các cảnh quay thô với kỹ thuật cắt ghép, chỉnh sửa, thêm hiệu ứng để tạo ra những thước phim hợp lý, hấp dẫn, sống động. Tương tự như quay phim, công việc này cũng cần đảm bảo các quy tắc nghề nghiệp. Bạn có thể tua nhanh, làm chậm “phù phép” để video thu hút hơn nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác của nội dung.
MC – Master of Ceremonies hay người dẫn chương trình là người dẫn dắt, giúp kết nối, truyền tải thông tin đến khán giả trong các sự kiện hội nghị lớn nhỏ, các chương trình truyền hình,… Đây là công việc yêu cầu khá nhiều kỹ năng như: hoạt ngôn, xử lý tình huống nhanh, tự tin trước đám đông, phát âm chuẩn, ngôn ngữ hình thể đẹp,…
Công việc của phát thanh viên thường gắn liền với biên tập trên đài phát thanh, cụ thể nhiệm vụ là sử dụng giọng nói của mình để diễn đạt thông tin từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói tới người nghe một cách mạch lạc, rõ ràng.
Phát thanh viên là nghề đòi hỏi bạn phải nhanh nhạy ứng biến, ngôn ngữ linh hoạt và khả năng ngoại ngữ tốt. Các thông tin tiếp nhận mỗi ngày là vô kể nên các phát thanh viên cũng phải liên tục cập nhật xu hướng để lối diễn đạt luôn được mới mẻ, hợp thời, tránh gây nhàm chán cho người nghe.
Ngoài làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam, bạn còn có thể làm việc tại các kênh truyền hình lớn, hoặc đài radio.
Nghề sáng tạo nội dung – Content Creator đang khá tiềm năng và thu hút rất nhiều người tham gia. Đây là quá trình nghiên cứu và tạo ra các nội dung hấp dẫn nhằm thu hút đối tượng mục tiêu.
Công việc Content Creator đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng viết lách tốt, có mắt thẩm mỹ, nắm bắt thông tin, xu hướng nhanh, thích ứng tốt và phải sử dụng thành thạo các công cụ chỉnh sửa hình ảnh, video.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, Content Creator có rất nhiều “đất diễn” để phô ra tài năng của mình như: làm video, blog, email, hình ảnh, podcast,…
Nếu làm việc tại công ty, những vị trí như: biên tập viên, graphic designer, biên tập video,… cũng đều có thể gọi là Content Creator.
Nhà sáng tạo nội dung cần có tư duy nghệ thuật để tạo nên điểm nhấn cho tác phẩm của mình