Trong thời gian đầu đến Nhật Bản, rất nhiều bạn du học sinh có mong muốn sớm tìm được một công việc làm thêm để hỗ trợ phần nào chi phí sinh hoạt và học tập. Vậy bạn đã nắm rõ quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản chưa?
Trong thời gian đầu đến Nhật Bản, rất nhiều bạn du học sinh có mong muốn sớm tìm được một công việc làm thêm để hỗ trợ phần nào chi phí sinh hoạt và học tập. Vậy bạn đã nắm rõ quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản chưa?
Để nói về lương trung bình của du học sinh ở Nhật thì rất khó, còn phụ thuộc vào tính chất công việc, khu vực hay thời gian bạn làm.
Ở Nhật, với các công việc làm thêm thường được tính lương theo giờ, trung bình sẽ là tầm 800 yên – 1000 yên/giờ. Vậy thì theo đó bạn có thể nhân lê với số giờ làm việc của mình để có con số cụ thể.
Bên cạnh đó, mức lương làm thêm ở Nhật sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực. Mức độ gần hay xa trung tâm của thành phố cũng có sự thay đổi mức lương. Ngoài mức lương tối thiểu chắc chắn được nhận, bạn còn có thể được chủ trả thêm 100- 300 yên. Mức lương ở Osaka tối thiểu là 917 yên/ giờ, Kanagawa lương tối thiểu là 954 yên/hở, Tokyo tối thiểu là 957 yên/h.
Vì vậy, nếu bạn chăm chỉ một chút và làm thêm đúng giờ chính phủ Nhật cho phép thì bạn hoàn toàn có thể chi trả được tiền học phí và sinh hoạt hàng tháng rồi. Do đó, với những bạn có mong muốn du học Nhật Bản tự túc mà tài chính còn hạn hẹp thì hãy suy nghĩ tích cực lên và thật cố gắng để học tiếng Nhật cũng như rèn luyện sức khỏe thật tốt để có thể thực hiện ước mơ du học nhé!
Bên cạnh việc nắm rõ các quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản, bạn cũng nên chú ý đến một số quy tắc và cách ứng xử trong quá trình học tập, làm việc tại đây. Dưới đây là một số quy tắc quan trọng giúp bạn ghi điểm trong mắt người Nhật.
Theo quy định, du học sinh tại Nhật chỉ được phép đi làm thêm tối đa 28 giờ và có một ngày nghỉ hợp pháp mỗi tuần. Vậy nên, thời gian thực tế là 28 giờ trong vòng 6 ngày.
Việc hạn chế giờ làm nhằm đảm bảo các bạn sinh viên quốc tế không để các hoạt động bên lề ảnh hưởng đến việc học tại trường, mà vốn là mục đích chính của việc du học.
Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ khi các cơ sở giáo dục hay trường học đang trong kỳ nghỉ. Theo Luật tiêu chuẩn lao động áp dụng tại Nhật Bản, du học sinh được phép làm việc tối đa 8 giờ/ngày (tối đa 40 giờ mỗi tuần) vào những dịp nghỉ hè hoặc nghỉ đông kéo dài.
Ngoài những hạn chế về thời gian làm thêm, sinh viên nước ngoài bị cấm làm việc tại những địa điểm kinh doanh sản phẩm/dịch vụ “giải trí dành cho người lớn”. Cụ thể, đó là những nơi như quán rượu, quán bar đèn mờ, khu vui chơi giải trí (“game center” thường thấy tại trung tâm thương mại), cơ sở cung cấp trò chơi mạt chược,..
Du học sinh có thể làm những việc không liên quan đến “giải trí dành cho người lớn”
Du học sinh không thể làm việc trong những ngành nghề này bất kể tính chất công việc là gì. Ngay cả phụ bếp, dọn dẹp hay phát khăn cũng bị cấm.
Nhật Bản là một điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên trên toàn thế giới, bởi hàng năm chính phủ Nhật luôn có rất nhiều chính sách hấp dẫn, thu hút du học sinh quốc tế. Bên cạnh những chương trình học bổng toàn phần, bán phần, hay hỗ trợ các vấn đề trong cuộc sống,... thì khi đi du học Nhật Bản, du học sinh tại Nhật Bản được chính phủ cho phép làm thêm để trang trải một phần chi phí sinh hoạt trong thời gian theo học, đồng thời giúp các em có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống sinh viên tại xứ Phù Tang.
Theo quy định về thời gian làm thêm dành cho du học sinh, thời gian tối đa mà du học sinh tại Nhật Bản được phép làm là 28 giờ/tuần và gấp đôi trong các kỳ nghỉ lễ, nghỉ cuối kỳ. Tuy nhiên từ ngày 1/4/2018 Bộ LĐ và Chính phủ Nhật đã ra quyết định cho phép các du học sinh nước ngoài tăng giờ làm. Tuy nhiên bản đăng ký phải đảm bảo “không ảnh hưởng đến việc học” như vậy các bạn sinh viên mới có thể được tăng giờ làm lên tổng tối đa là 36 tiếng/tuần. Có thể làm 8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày.
Với những sinh viên thuộc là nghiên cứu sinh hoặc sinh viên dự thính sẽ được làm thêm tối đa 14 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày), còn sinh viên dự bị đại học sẽ được làm thêm tối đa 4 giờ/ngày.
Với trường hợp du học sinh có visa diện sống cùng gia đình, nếu thành viên trong gia đình của du sinh viên đó muốn làm việc thêm ở Nhật , họ cũng cần phải có giấy phép làm ngoài giờ do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp phép. Khi họ đổi mới chỗ làm, họ cần phải xin lại giấy phép làm việc. Thành viên trong gia đình của du học sinh đó có thể làm việc tới 29 tiếng/tuần, không cần giới hạn về Thời gian làm việc trong 1 ngày .
Theo một khảo sát tại Nhật Bản, khoảng 81,8% sinh viên quốc tế được trả mức lương theo giờ từ 800 yên đến dưới 1200 yên khi làm thêm bán thời gian. Ngoài ra, ngay cả cùng một vị trí làm việc, mức lương cho các ca làm việc khuya thường cao hơn giờ làm vào ban ngày. Những du học sinh muốn tăng thu nhập nhanh chóng thường chọn công việc làm thêm vào cuối ngày.
Khi làm thêm tại Nhật, du học sinh nên lưu ý rằng có một số người sử dụng lao động có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật của bạn để trả mức lương thấp hơn lương tối thiểu. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đi làm thêm.
Theo quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản, khi đi làm thêm, bạn sẽ phải đóng thuế cho cơ quan nhà nước. Phần thuế này có thể do phía người thuê đóng từ số tiền trích từ lương của bạn hoặc bạn có thể tự đóng. Nếu bạn làm nhiều công việc trong một năm thì có thể bạn sẽ nhận được giấy báo đóng thuế nhiều lần. Nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của sinh viên trong năm đó.
Cuối năm, theo quy định làm thêm ở Nhật Bản, các sinh viên có trách nhiệm điền vào mẫu thuế để điều chỉnh. Mẫu này thường được gửi từ văn phòng thuế tại địa phương. Như vậy bạn cần lưu ý, nếu mức thu nhập của bạn tương đối cao thì bạn cần phải tìm hiểu rõ hơn về các quy định về thuế và cách điền mẫu thuế ở Nhật nhé!
Cả người sử dụng lao động và người lao động đều có thể bị phạt nếu không tuân thủ quy định về loại công việc, và giới hạn thời gian làm việc. Hoặc người lao động làm những công việc không nằm trong phạm vi cho phép theo tình trạng cư trú của bản thân.
Cụ thể, nếu du học sinh không tuân thủ các quy định trên, thì sẽ bị xem là “vi phạm pháp luật”. Có khả năng du học sinh sẽ không thể gia hạn, thay đổi thị thực, hoặc bị trục xuất khỏi nước và mất quyền nhập cảnh vào Nhật Bản trong 5 năm tiếp theo. Thực tế đã có nhiều du học sinh bị trục xuất, và tình trạng cư trú của du học sinh đang bị siết chặt.
Ngoài ra, những doanh nghiệp thuê du học sinh vi phạm các quy định trên, có thể bị buộc tội tạo điều kiện và thúc đẩy các cơ hội việc làm bất hợp pháp. Ngay cả khi chủ doanh nghiệp không nhận ra những gì họ đang làm là vi phạm pháp luật, họ vẫn có thể bị phạt tù lên đến 3 năm, phạt tiền lên đến 3 triệu yên hoặc cả hai.